Có 4 con trai, vì sao Lưu Bị truyền ngôi cho A Đẩu 'bất tài'?

Lưu Bị - hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán có 4 con trai. Cuối đời, ông đã chọn Lưu Thiện - người con được đánh giá là tầm thường, thậm chí là kém tài làm người kế vị. Vì sao lại vậy?

Một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời Tam Quốc là Lưu Bị. Ông cùng với Tôn Quyền và Tào Tháo tạo nên thế chân vạc thời Tam quốc. Với sự phò tá của nhiều nhân tài như Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Vũ.., Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán.

Một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời Tam Quốc là Lưu Bị. Ông cùng với Tôn Quyền và Tào Tháo tạo nên thế chân vạc thời Tam quốc. Với sự phò tá của nhiều nhân tài như Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Quan Vũ.., Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán.

Trong suốt những năm tháng trị vì nhà Thục, hoàng đế Lưu Bị có những cuộc đối đầu căng thẳng với Tôn Quyền và Tào Tháo. Dù dốc sức thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ nhưng đến tận lúc chết, Lưu Bị vẫn chưa thể hoàn thành tâm nguyện.

Trong suốt những năm tháng trị vì nhà Thục, hoàng đế Lưu Bị có những cuộc đối đầu căng thẳng với Tôn Quyền và Tào Tháo. Dù dốc sức thực hiện tham vọng bá chủ thiên hạ nhưng đến tận lúc chết, Lưu Bị vẫn chưa thể hoàn thành tâm nguyện.

Trước lúc qua đời tại thành Bạch Đế năm 223, hoàng đế Lưu Bị đã giao phó Lưu Thiện cho Thừa tướng Gia Cát Lượng và võ tướng Triệu Vân. Theo đó, Lưu Thiện được Lưu Bị chọn làm người kế vị. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao Lưu Bị lại chọn Lưu Thiện (hay còn gọi A Đẩu) làm người thừa kế ngai vàng. Lưu Thiện không được ủng hộ vì bị đánh giá là người tầm thường, thậm chí kém tài.

Trước lúc qua đời tại thành Bạch Đế năm 223, hoàng đế Lưu Bị đã giao phó Lưu Thiện cho Thừa tướng Gia Cát Lượng và võ tướng Triệu Vân. Theo đó, Lưu Thiện được Lưu Bị chọn làm người kế vị. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao Lưu Bị lại chọn Lưu Thiện (hay còn gọi A Đẩu) làm người thừa kế ngai vàng. Lưu Thiện không được ủng hộ vì bị đánh giá là người tầm thường, thậm chí kém tài.

Lưu Bị không chỉ có một người con duy nhất là Lưu Thiện. Ông có 3 người con trai khác là: Lưu Phong, Lưu Lý và Lưu Vĩnh có thể chọn làm người kế vị. Trong đó, Lưu Phong là con nuôi. Vốn mang họ Khẩu, Lưu Phong được Lưu Bị nhận làm con nuôi khi ở Kinh Châu vì khi đó chưa có con trai nối dõi.

Lưu Bị không chỉ có một người con duy nhất là Lưu Thiện. Ông có 3 người con trai khác là: Lưu Phong, Lưu Lý và Lưu Vĩnh có thể chọn làm người kế vị. Trong đó, Lưu Phong là con nuôi. Vốn mang họ Khẩu, Lưu Phong được Lưu Bị nhận làm con nuôi khi ở Kinh Châu vì khi đó chưa có con trai nối dõi.

Lưu Phong là người thường xuyên theo Lưu Bị chinh chiến khắp nơi, lập không ít công lao và được Gia Cát Lượng, Trương Phi... đánh giá cao. Vì vậy, Lưu Bị từng có ý muốn chọn Lưu Phong làm người kế nghiệp.

Lưu Phong là người thường xuyên theo Lưu Bị chinh chiến khắp nơi, lập không ít công lao và được Gia Cát Lượng, Trương Phi... đánh giá cao. Vì vậy, Lưu Bị từng có ý muốn chọn Lưu Phong làm người kế nghiệp.

Thế nhưng, về sau, Lưu Phong mắc sai lầm nghiêm trọng là không dẫn binh tiếp ứng Quan Vũ dẫn tới võ tướng này tử trận và mất Kinh Châu. Điều này khiến Lưu Bị vô cùng tức giận và ban tội chết cho Lưu Phong.

Thế nhưng, về sau, Lưu Phong mắc sai lầm nghiêm trọng là không dẫn binh tiếp ứng Quan Vũ dẫn tới võ tướng này tử trận và mất Kinh Châu. Điều này khiến Lưu Bị vô cùng tức giận và ban tội chết cho Lưu Phong.

Hai người con trai ruột khác của Lưu Bị là Lưu Lý và Lưu Vĩnh. Lưu Lý tên chữ Phụng Hiếu và là em trai A Đẩu. Năm 221, Lưu Bị lập Lưu Lý làm Lương Vương, ban cho vùng đất phía Đông nước Thục để cai quản. Năm 245, Lưu Lý qua đời và con trai là Lưu Dận kế thừa vương vị.

Hai người con trai ruột khác của Lưu Bị là Lưu Lý và Lưu Vĩnh. Lưu Lý tên chữ Phụng Hiếu và là em trai A Đẩu. Năm 221, Lưu Bị lập Lưu Lý làm Lương Vương, ban cho vùng đất phía Đông nước Thục để cai quản. Năm 245, Lưu Lý qua đời và con trai là Lưu Dận kế thừa vương vị.

Lưu Vĩnh cũng là em của Lưu Thiện và được Lưu Bị phong cho làm Lỗ Vương. Khi còn sống, Lưu Bị ban cho người con này một vùng đất để cai trị. Trong 3 người con trai ruột, Lưu Thiện là người lớn tuổi nhất. Vào thời phong kiến, người xưa quan niệm lập con trưởng không lập con thứ. Do đó, Lưu Bị chọn Lưu Thiện làm người kế vị được xem là quyết định dễ hiểu và an toàn.

Lưu Vĩnh cũng là em của Lưu Thiện và được Lưu Bị phong cho làm Lỗ Vương. Khi còn sống, Lưu Bị ban cho người con này một vùng đất để cai trị. Trong 3 người con trai ruột, Lưu Thiện là người lớn tuổi nhất. Vào thời phong kiến, người xưa quan niệm lập con trưởng không lập con thứ. Do đó, Lưu Bị chọn Lưu Thiện làm người kế vị được xem là quyết định dễ hiểu và an toàn.

Trước đó, Lưu Bị từng chứng kiến cái kết bi kịch của gia tộc Viên Thiệu khi người này chọn người con thứ ba làm người thừa kế thay vì con trai trưởng đã khiến anh em bất hòa, đấu đá lẫn nhau. Cuối cùng, cơ nghiệp mà Viên Thiệu để lại cho con bị Tào Tháo đánh bại, thu phục. Rút kinh nghiệm từ Viên Thiệu, Lưu Bị quyết định truyền ngôi cho con trai trưởng để tránh đi vào "vết xe đổ" của Viên Thiệu.

Trước đó, Lưu Bị từng chứng kiến cái kết bi kịch của gia tộc Viên Thiệu khi người này chọn người con thứ ba làm người thừa kế thay vì con trai trưởng đã khiến anh em bất hòa, đấu đá lẫn nhau. Cuối cùng, cơ nghiệp mà Viên Thiệu để lại cho con bị Tào Tháo đánh bại, thu phục. Rút kinh nghiệm từ Viên Thiệu, Lưu Bị quyết định truyền ngôi cho con trai trưởng để tránh đi vào "vết xe đổ" của Viên Thiệu.

Thêm nữa, việc Lưu Thiện được chọn làm người kế vị có sự giúp đỡ, ủng hộ của Gia Cát Lượng. Sinh thời, Khổng Minh từng khen ngợi Lưu Thiện trước mặt Lưu Bị là người sáng suốt hiểu biết, nhanh tiến bộ và vượt xa kỳ vọng của mọi người. Lưu Thiện được Gia Cát Lượng đánh giá cao khiến Lưu Bị yên tâm truyền ngôi nhằm giúp nhà Thục Hán tiếp tục vững mạnh.

Thêm nữa, việc Lưu Thiện được chọn làm người kế vị có sự giúp đỡ, ủng hộ của Gia Cát Lượng. Sinh thời, Khổng Minh từng khen ngợi Lưu Thiện trước mặt Lưu Bị là người sáng suốt hiểu biết, nhanh tiến bộ và vượt xa kỳ vọng của mọi người. Lưu Thiện được Gia Cát Lượng đánh giá cao khiến Lưu Bị yên tâm truyền ngôi nhằm giúp nhà Thục Hán tiếp tục vững mạnh.

Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/co-4-con-trai-vi-sao-luu-bi-truyen-ngoi-cho-a-dau-bat-tai-1902021.html