Có thứ sụp đổ ở Nam Cực, thảm họa nào sẽ ập đến Trái đất?

Thềm băng Conger ở Nam Cực - nơi được mệnh danh là 'không thể sụp đổ' đã đổ sụp vào khoảng giữa tháng 3, khi nhiệt độ ngoài trời là -12 độ C.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thềm băng Conger, nằm ở Đông Nam Cực và sát thềm băng Shackleton khổng lồ, sụp đổ hoàn toàn hôm 15/3.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy thềm băng Conger, nằm ở Đông Nam Cực và sát thềm băng Shackleton khổng lồ, sụp đổ hoàn toàn hôm 15/3.

Thông tin này đã khiến ác nhà khoa học hoàn toàn bất ngờ, không tin vào mắt mình. Nguyên nhân là vì thềm băng này nằm ở khu vực Đông Nam Cực. Đây từng được cho là một khu vực cực kỳ ổn định, với cao độ lớn nhất, khí hậu khô nhất và nhiệt độ lạnh nhất.

Thông tin này đã khiến ác nhà khoa học hoàn toàn bất ngờ, không tin vào mắt mình. Nguyên nhân là vì thềm băng này nằm ở khu vực Đông Nam Cực. Đây từng được cho là một khu vực cực kỳ ổn định, với cao độ lớn nhất, khí hậu khô nhất và nhiệt độ lạnh nhất.

Đông Nam Cực đã chứng kiến nhiệt độ cao bất thường vào tuần trước. Trạm Concordia đã ghi nhận nhiệt độ kỷ lục -11,8 độ C vào ngày 18/3, ấm hơn 40 độ C so với nhiệt độ thường thấy theo mùa.

Đông Nam Cực đã chứng kiến nhiệt độ cao bất thường vào tuần trước. Trạm Concordia đã ghi nhận nhiệt độ kỷ lục -11,8 độ C vào ngày 18/3, ấm hơn 40 độ C so với nhiệt độ thường thấy theo mùa.

Một dòng sông trong khí quyển giữ nhiệt trên lục địa đã dẫn đến nhiệt độ kỷ lục này. "Chúng tôi không thể lường trước được việc nhìn thấy thềm băng đó sụp đổ", Peter Neff, một nhà băng học tại Đại học Minnesota, Mỹ cho biết.

Một dòng sông trong khí quyển giữ nhiệt trên lục địa đã dẫn đến nhiệt độ kỷ lục này. "Chúng tôi không thể lường trước được việc nhìn thấy thềm băng đó sụp đổ", Peter Neff, một nhà băng học tại Đại học Minnesota, Mỹ cho biết.

Tiến sĩ Catherine Colello Walker, một nhà khoa học tại NASA và Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết mặc dù thềm băng Conger tương đối nhỏ, “đây là một trong những sự kiện sụp đổ lớn nhất ở Nam Cực kể từ đầu những năm 2000, khi thềm băng Larsen B tan rã”.

Tiến sĩ Catherine Colello Walker, một nhà khoa học tại NASA và Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết mặc dù thềm băng Conger tương đối nhỏ, “đây là một trong những sự kiện sụp đổ lớn nhất ở Nam Cực kể từ đầu những năm 2000, khi thềm băng Larsen B tan rã”.

"Kể từ khi con người có được dữ liệu vệ tinh từ vùng Đông Nam Cực, tôi không nghĩ sự sụp đổ có thể diễn ra ở cả khu vực này", Rob Larter, một nhà địa vật lý biển tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh Quốc cho biết thêm.

"Kể từ khi con người có được dữ liệu vệ tinh từ vùng Đông Nam Cực, tôi không nghĩ sự sụp đổ có thể diễn ra ở cả khu vực này", Rob Larter, một nhà địa vật lý biển tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh Quốc cho biết thêm.

Các dải băng đóng vai trò trọng yếu trong việc ngăn dòng chảy của băng từ lục địa đổ ra biển. Nếu chúng sụp đổ, thì dòng chảy băng từ lục địa sẽ tăng tốc, dẫn đến mực nước biển dâng.

Các dải băng đóng vai trò trọng yếu trong việc ngăn dòng chảy của băng từ lục địa đổ ra biển. Nếu chúng sụp đổ, thì dòng chảy băng từ lục địa sẽ tăng tốc, dẫn đến mực nước biển dâng.

Nam Cực gần đây cũng trải qua một đợt nóng bất thường. Tại trạm Concordia, căn cứ chung của Italy - Pháp ở Đông Nam Cực, nhiệt độ đạt khoảng -12 độ C hồi giữa tháng 3, ấm hơn trung bình 40 độ C.

Nam Cực gần đây cũng trải qua một đợt nóng bất thường. Tại trạm Concordia, căn cứ chung của Italy - Pháp ở Đông Nam Cực, nhiệt độ đạt khoảng -12 độ C hồi giữa tháng 3, ấm hơn trung bình 40 độ C.

Sự sụp đổ của thềm băng Conger xảy ra chỉ vài tháng sau khi các nhà khoa học dự đoán về sự sụp đổ của một thềm băng lớn khác. Được gọi là "thềm băng tận thế", Thwaites Glacier ở Phía Tây Nam Cực cũng đang tan dần vượt quá "tipping point".

Sự sụp đổ của thềm băng Conger xảy ra chỉ vài tháng sau khi các nhà khoa học dự đoán về sự sụp đổ của một thềm băng lớn khác. Được gọi là "thềm băng tận thế", Thwaites Glacier ở Phía Tây Nam Cực cũng đang tan dần vượt quá "tipping point".

Đây là thuật ngữ để chỉ điểm tới hạn này có nghĩa là nếu sông băng tan vượt ngưỡng đó, nó sẽ kích hoạt một chuỗi các vụ tan chảy không thể ngăn cản nổi. Kết quả là toàn bộ dải băng ở Tây Nam Cực sẽ đổ xuống đại dương, làm dâng nước biển lên 3 mét.

Đây là thuật ngữ để chỉ điểm tới hạn này có nghĩa là nếu sông băng tan vượt ngưỡng đó, nó sẽ kích hoạt một chuỗi các vụ tan chảy không thể ngăn cản nổi. Kết quả là toàn bộ dải băng ở Tây Nam Cực sẽ đổ xuống đại dương, làm dâng nước biển lên 3 mét.

Sự kiện được ví với những truyền thuyết "tận thế" mang tính sử thi, bởi lúc đó, nước biển có thể nuốt trọn nhiều thành phố ven biển, từ New York, Thượng Hải.

Sự kiện được ví với những truyền thuyết "tận thế" mang tính sử thi, bởi lúc đó, nước biển có thể nuốt trọn nhiều thành phố ven biển, từ New York, Thượng Hải.

Thềm băng Conger mặc dù ở phía Đông Nam Cực, gần đối diện với Thwaites, nhưng sự sụp đổ của nó trong vùng băng cao và lạnh nhất của Nam Cực thậm chí càng củng cố thêm "lời tiên tri tận thế".

Thềm băng Conger mặc dù ở phía Đông Nam Cực, gần đối diện với Thwaites, nhưng sự sụp đổ của nó trong vùng băng cao và lạnh nhất của Nam Cực thậm chí càng củng cố thêm "lời tiên tri tận thế".

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/co-thu-sup-do-o-nam-cuc-tham-hoa-nao-se-ap-den-trai-dat-1681499.html