Cõi mạng xôn xao bởi hình ảnh chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ

Từ khi những bức ảnh về chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ này xuất hiện, chúng đã được lan truyền mạnh mẽ và nhận được hơn trăm nghìn lượt ủng hộ.

Nhiếp ảnh gia Yves Adams đến từ Bỉ cảm thấy rất may mắn khi vô tình bắt gặp chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ này.

Nhiếp ảnh gia Yves Adams đến từ Bỉ cảm thấy rất may mắn khi vô tình bắt gặp chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ này.

Trong lúc dừng chân ở quần đảo Nam Georgia, Yves Adams và khách cùng đoàn tới đồng bằng Salisbury để chụp ảnh quần thể hơn 120.000 con chim cánh cụt vua.

Trong lúc dừng chân ở quần đảo Nam Georgia, Yves Adams và khách cùng đoàn tới đồng bằng Salisbury để chụp ảnh quần thể hơn 120.000 con chim cánh cụt vua.

Khi Yves tháo thiết bị an toàn, một nhóm chim cánh cụt bơi vào bờ và con chim cánh cụt màu sắc đặc biệt lập tức thu hút sự chú ý của anh. Yves nhanh chóng lấy máy ảnh và chụp con chim cánh cụt vàng mà anh chưa thấy bao giờ.

Khi Yves tháo thiết bị an toàn, một nhóm chim cánh cụt bơi vào bờ và con chim cánh cụt màu sắc đặc biệt lập tức thu hút sự chú ý của anh. Yves nhanh chóng lấy máy ảnh và chụp con chim cánh cụt vàng mà anh chưa thấy bao giờ.

Theo phỏng đoán của Adams cho rằng con chim màu vàng mắc một tình trạng di truyền được gọi là bệnh leucism, trong đó chỉ mất một số sắc tố melanin.

Theo phỏng đoán của Adams cho rằng con chim màu vàng mắc một tình trạng di truyền được gọi là bệnh leucism, trong đó chỉ mất một số sắc tố melanin.

Dee Boersma, một nhà sinh học bảo tồn và giáo sư tại Đại học Washington, người không tham gia chuyến thám hiểm, đồng ý với quan điểm này: "Con chim cánh cụt này thiếu một số sắc tố nên nó mới có màu kì lạ như vậy trong khi những con bạch tạng thực sự đã mất hết sắc tố".

Dee Boersma, một nhà sinh học bảo tồn và giáo sư tại Đại học Washington, người không tham gia chuyến thám hiểm, đồng ý với quan điểm này: "Con chim cánh cụt này thiếu một số sắc tố nên nó mới có màu kì lạ như vậy trong khi những con bạch tạng thực sự đã mất hết sắc tố".

Trong khi đó, Kevin McGraw, một nhà sinh thái học hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona, người cũng không tham gia chuyến thám hiểm, lại có nhận định khác.

Trong khi đó, Kevin McGraw, một nhà sinh thái học hành vi tích hợp tại Đại học bang Arizona, người cũng không tham gia chuyến thám hiểm, lại có nhận định khác.

"Tôi sẽ không gọi con chim mắc leucistic vì chim cánh cụt dường như thiếu tất cả sắc tố melanin. Nó trông có vẻ như bị bạch tạng vì nó thiếu tất cả các hắc tố ở bộ lông, bàn chân và mắt của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cần các mẫu lông để xét nghiệm sinh hóa nếu chúng tôi muốn khẳng định chắc chắn. Động vật có thể bị bạch tạng nhưng vẫn có sắc tố không phải melanin", Kevin McGraw cho hay.

"Tôi sẽ không gọi con chim mắc leucistic vì chim cánh cụt dường như thiếu tất cả sắc tố melanin. Nó trông có vẻ như bị bạch tạng vì nó thiếu tất cả các hắc tố ở bộ lông, bàn chân và mắt của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cần các mẫu lông để xét nghiệm sinh hóa nếu chúng tôi muốn khẳng định chắc chắn. Động vật có thể bị bạch tạng nhưng vẫn có sắc tố không phải melanin", Kevin McGraw cho hay.

Tranh luận với quan điểm này, nhà nghiên cứu McGraw nói chim cánh cụt đã mất sắc tố carotenoid hoặc sắc tố vàng cam-đỏ trong mỏ và sắc tố melanin trong lông, trong khi vẫn giữ lại sắc tố vàng trong lông của nó.

Tranh luận với quan điểm này, nhà nghiên cứu McGraw nói chim cánh cụt đã mất sắc tố carotenoid hoặc sắc tố vàng cam-đỏ trong mỏ và sắc tố melanin trong lông, trong khi vẫn giữ lại sắc tố vàng trong lông của nó.

Vì vậy, bộ máy di truyền và tế bào cho một số sắc tố đã bị loại bỏ trong khi những bộ máy khác thì không.

Vì vậy, bộ máy di truyền và tế bào cho một số sắc tố đã bị loại bỏ trong khi những bộ máy khác thì không.

Chim cánh cụt vua cao từ 70 đến 100 cm, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg, lớn thứ hai chỉ sau chim cánh cụt hoàng đế.

Chim cánh cụt vua cao từ 70 đến 100 cm, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg, lớn thứ hai chỉ sau chim cánh cụt hoàng đế.

Chim cánh cụt vua ăn nhiều loài cá nhỏ, mực và nhuyễn thể. Cá chiếm khoảng 80% chế độ ăn uống ngoại trừ vào những tháng mùa đông như tháng 7 và tháng 8, chúng chỉ chiếm khoảng 30%.

Chim cánh cụt vua ăn nhiều loài cá nhỏ, mực và nhuyễn thể. Cá chiếm khoảng 80% chế độ ăn uống ngoại trừ vào những tháng mùa đông như tháng 7 và tháng 8, chúng chỉ chiếm khoảng 30%.

Tuy nhiên trong vòng 30 năm, đàn cánh cụt hoàng đế trên đảo Ile aux Cochons, Pháp, giảm số lượng từ 2 triệu cá thể xuống còn khoảng 200.000, nguyên nhân được cho là vì biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên trong vòng 30 năm, đàn cánh cụt hoàng đế trên đảo Ile aux Cochons, Pháp, giảm số lượng từ 2 triệu cá thể xuống còn khoảng 200.000, nguyên nhân được cho là vì biến đổi khí hậu.

Xem thêm video:Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/coi-mang-xon-xao-boi-hinh-anh-chu-chim-canh-cut-mau-vang-doc-la-1818544.html