Còn ý kiến khác nhau về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng

Chiều 9/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) để phục cho việc tiếp thu chỉnh lý dự án luật này trình kỳ họp thứ 8 tới đây. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là vấn đề có nên kế thừa mô hình văn phòng công chứng hợp danh theo luật hiện hành phải có từ hai công chứng viên hay bổ sung thêm loại hình văn phòng công chứng do 1 công chứng viên thành lập để đáp ứng yêu cầu xã hội hóa lĩnh vực công chứng.

Ghi nhận những hạn chế bất cập từ thực tiễn, một số đại biểu cho rằng, văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên đang tồn tại nhiều bất cập, điều này đang dẫn đến tình trạng thuê chứng chỉ hành nghề công chứng, việc hợp danh mang tính hình thức. Do vậy, đề nghị vùng sâu, vùng xa, những nơi có mật độ giao dịch dân sự, kinh tế còn thấp có thể cho phép thành lập loại hình văn phòng công chứng do một công chứng viên làm chủ.

Ở chiều ngược lại, một số ý kiến lại cho rằng, trên thực tế đã phát sinh nhiều bất cập khi thực hiện văn phòng công chứng chỉ có 1 công chứng viên, vì vậy nên giữ như quy định hiện hành.

Theo đại biểu, để giải quyết những khó khăn bất cập của công chứng hợp danh, Bộ Tư pháp cân nhắc, nghiên cứu giải quyết khó khăn vướng mắc, bảo đảm nguồn công chứng viên cho các địa phương.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Thùy Linh - Nhật Huy

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/con-y-kien-khac-nhau-ve-mo-hinh-to-chuc-cua-van-phong-cong-chung-235402.htm