Công điện về chủ động ứng phó với bão số 03

Ngày 25/8, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành Công điện số 07/CĐ-BCH về chủ động ứng phó với bão số 03.

Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Theo bản tin của Đài khí tượng thủy văn Ninh Bình, hồi 04 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc Biển Đông, c cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.
Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ chiều ngày (25/8) đến sáng ngày (27/8) khu vực tỉnh Ninh Bình có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, sóng biển cao từ 2,0 - 3,0m

Thực hiện Công điện số 25/CĐ-QG hồi 15h00 ngày 22/8/2022, Công điện số 26/CĐ-QG hồi 17h00 ngày 23/8/2022, Công điện số 27/CĐ-QG hồi 13h00 ngày 24/8/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, mưa lớn, lũ và sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, thực hiện nghiêm công điện số 06/CĐ-BCH ngày 23/8/2022 về việc ứng phó với bão số 3 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn, lũ, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

2. Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kêu gọi tàu, thuyền, các phương tiện đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi các vị trí nguy hiểm vào nơi tránh trú bão an toàn.

3. Rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất; kiểm tra các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xấu xảy ra.

4. Chủ đầu tư các công trình liên quan đến đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai đang thi công dở dang sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ an toàn cho công trình, người và máy móc, thiết bị tại công trường.

5. Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; quản lý, trông giữ không để trẻ em chơi đùa, đi lại tại khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước.

6. Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ ao hồ nuôi thủy sản; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

7. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, nhất là các hồ chứa thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

8. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai.

9. Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi phối hợp với các đơn vị có liên quan sẵn sàng vận hành các công trình tiêu bước đệm phòng khi có mưa lớn vượt tần suất xảy ra.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Ninh Bình, hệ thống đài truyền thanh các cấp tăng cường các thông tin về diễn biến của bão, mưa lớn, lũ, sạt lở đất, ngập úng đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

11. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố khẩn trương, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trên./. Theo bản tin của Đài khí tượng thủy văn Ninh Bình, hồi 04 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc Biển Đông, c cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.
Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ chiều ngày (25/8) đến sáng ngày (27/8) khu vực tỉnh Ninh Bình có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, sóng biển cao từ 2,0 - 3,0m

Thực hiện Công điện số 25/CĐ-QG hồi 15h00 ngày 22/8/2022, Công điện số 26/CĐ-QG hồi 17h00 ngày 23/8/2022, Công điện số 27/CĐ-QG hồi 13h00 ngày 24/8/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, mưa lớn, lũ và sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, thực hiện nghiêm công điện số 06/CĐ-BCH ngày 23/8/2022 về việc ứng phó với bão số 3 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn, lũ, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

2. Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kêu gọi tàu, thuyền, các phương tiện đang hoạt động trên biển thoát ra khỏi các vị trí nguy hiểm vào nơi tránh trú bão an toàn.

3. Rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất; kiểm tra các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xấu xảy ra.

4. Chủ đầu tư các công trình liên quan đến đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai đang thi công dở dang sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ an toàn cho công trình, người và máy móc, thiết bị tại công trường.

5. Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; quản lý, trông giữ không để trẻ em chơi đùa, đi lại tại khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước.

6. Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ ao hồ nuôi thủy sản; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

7. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, nhất là các hồ chứa thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

8. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó với mưa lớn, lũ, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai.

9. Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi phối hợp với các đơn vị có liên quan sẵn sàng vận hành các công trình tiêu bước đệm phòng khi có mưa lớn vượt tần suất xảy ra.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Ninh Bình, hệ thống đài truyền thanh các cấp tăng cường các thông tin về diễn biến của bão, mưa lớn, lũ, sạt lở đất, ngập úng đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

11. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố khẩn trương, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trên.

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

Trần Song Tùng

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/cong-dien-ve-chu-dong-ung-pho-voi-bao-so-03/d20220825144843267.htm