Cuộc sống khốn khó của người dân bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) sau lũ lụt

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lũ lớn đổ về khiến khu vực bãi ven sông Hồng bị nhấn chìm hoàn toàn. Nước lũ cao tới 2-3 mét nước nuốt chửng toàn bộ những gì gọi là tài sản của người dân bãi giữa sông Hồng. Cuộc sống thường nhật của họ đã khốn khó nay lại càng thêm bế tắc...

Lũ rút, nhịp sống của người dân khu vực cuối ngõ 76 An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) đã quay trở lại, tuy nhiên, cuộc sống vốn khó khăn giờ càng khó hơn. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi toàn bộ tài sản, nhà cửa của nhiều người.

Lũ rút, nhịp sống của người dân khu vực cuối ngõ 76 An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) đã quay trở lại, tuy nhiên, cuộc sống vốn khó khăn giờ càng khó hơn. Cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi toàn bộ tài sản, nhà cửa của nhiều người.

Khung cảnh trở nên tiêu điều ngoài bãi sông Hồng sau bão Yagi.

Khung cảnh trở nên tiêu điều ngoài bãi sông Hồng sau bão Yagi.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nước sông Hồng dâng cao, lũ đổ về cao tới 4-5 mét, nhấn chìm nhà cửa và cuốn trôi tất cả.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nước sông Hồng dâng cao, lũ đổ về cao tới 4-5 mét, nhấn chìm nhà cửa và cuốn trôi tất cả.

Khu vực sinh sống của người dân hiện ngập trong rác thải, bùn lũ.

Khu vực sinh sống của người dân hiện ngập trong rác thải, bùn lũ.

Đến thời điểm hiện tại, con đường ra vào khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn ngập sâu trong nước.

Đến thời điểm hiện tại, con đường ra vào khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn ngập sâu trong nước.

Hàng ngày, người dân vẫn phải di chuyển bằng thuyền để qua khu vực này.

Hàng ngày, người dân vẫn phải di chuyển bằng thuyền để qua khu vực này.

Lũ cuồn cuộn đổ về khiến nhiều nhà dân quanh lưu vực ven sông bị ngập lút mái nhà.

Lũ cuồn cuộn đổ về khiến nhiều nhà dân quanh lưu vực ven sông bị ngập lút mái nhà.

Nhiều ngày nay, bà Vương Thị Hà (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. 2 đợt lũ qua đi đã khiến bà rơi vào cảnh trắng tay, hàng ngày bà đi nhặt rác mưu sinh, tối về nằm ngủ trong chiếc lều tạm. Bữa ăn hàng ngày đều nhờ vào các đoàn thiện nguyện hoặc ai cho gì thì ăn nấy.

Nhiều ngày nay, bà Vương Thị Hà (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. 2 đợt lũ qua đi đã khiến bà rơi vào cảnh trắng tay, hàng ngày bà đi nhặt rác mưu sinh, tối về nằm ngủ trong chiếc lều tạm. Bữa ăn hàng ngày đều nhờ vào các đoàn thiện nguyện hoặc ai cho gì thì ăn nấy.

Đi sâu vào xóm trọ, vẻ xơ xác tiêu điều hiện rõ từ đầu ngõ.

Đi sâu vào xóm trọ, vẻ xơ xác tiêu điều hiện rõ từ đầu ngõ.

"Dư âm" của cơn bão Yagi vẫn hiện hữu khắp nơi.

"Dư âm" của cơn bão Yagi vẫn hiện hữu khắp nơi.

Đây là “tài sản” còn lại của một gia đình khi bão lũ qua đi.

Đây là “tài sản” còn lại của một gia đình khi bão lũ qua đi.

Bà Phạm Thị Điểm (ngõ 76, ngách 89, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) cho biết, lũ cao tới 4-5 mét cuốn trôi hết đồ đạc, tài sản của gia đình bà và nhiều nhà dân xung quanh. Bà làm nghề thu gom đồng nát đã nhiều năm nay, chồng mất cách đây 1 năm, hiện tại bà sống một mình trong căn phòng trọ nhỏ. Cuộc sống vốn khó khăn nay càng khó khăn thêm khi trong tay bà không còn thứ gì. Nhiều ngày nay bà phải đi xin cơm từ thiện để sống qua ngày, 1 hộp cơm chia làm 2 bữa.

Bà Phạm Thị Điểm (ngõ 76, ngách 89, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) cho biết, lũ cao tới 4-5 mét cuốn trôi hết đồ đạc, tài sản của gia đình bà và nhiều nhà dân xung quanh. Bà làm nghề thu gom đồng nát đã nhiều năm nay, chồng mất cách đây 1 năm, hiện tại bà sống một mình trong căn phòng trọ nhỏ. Cuộc sống vốn khó khăn nay càng khó khăn thêm khi trong tay bà không còn thứ gì. Nhiều ngày nay bà phải đi xin cơm từ thiện để sống qua ngày, 1 hộp cơm chia làm 2 bữa.

Sát cạnh nhà bà Điểm là nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình, hai vợ chồng ông làm nghề nhặt ve chai. Nhìn đống đồ đạc lấm lem bùn đất, ông Bình buồn rầu kể, hàng ngày kiếm được đồng nào thì tiêu hết đồng đó, cuộc sống không dư dả. Sau bão lũ, cuộc sống càng thêm khó khăn hơn khi những gì gọi là tài sản tích lũy mua sắm được đã bị nước lũ cuốn trôi và hỏng hóc hoàn toàn.

Sát cạnh nhà bà Điểm là nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình, hai vợ chồng ông làm nghề nhặt ve chai. Nhìn đống đồ đạc lấm lem bùn đất, ông Bình buồn rầu kể, hàng ngày kiếm được đồng nào thì tiêu hết đồng đó, cuộc sống không dư dả. Sau bão lũ, cuộc sống càng thêm khó khăn hơn khi những gì gọi là tài sản tích lũy mua sắm được đã bị nước lũ cuốn trôi và hỏng hóc hoàn toàn.

Chiếc tủ lạnh này là tài sản giá trị nhất của vợ chồng ông nay chỉ còn là đống sắt vụn.

Chiếc tủ lạnh này là tài sản giá trị nhất của vợ chồng ông nay chỉ còn là đống sắt vụn.

Không còn thứ gì trong căn nhà của gia đình ông có thể sử dụng được nữa. Tài sản, đồ đạc mà vợ chồng ông sắm sửa được trước đó đã “đội nón ra đi”.

Không còn thứ gì trong căn nhà của gia đình ông có thể sử dụng được nữa. Tài sản, đồ đạc mà vợ chồng ông sắm sửa được trước đó đã “đội nón ra đi”.

Bão lũ cuốn trôi và làm sập nhà, nhiều gia đình bắt tay vào sửa chữa, xây dựng lại để ổn định cuộc sống.

Bão lũ cuốn trôi và làm sập nhà, nhiều gia đình bắt tay vào sửa chữa, xây dựng lại để ổn định cuộc sống.

Đường vào xóm lầy lội, ngập bùn đất, rác thải, nhà cửa tan hoang, không điện thắp sáng, cuộc sống tạm bợ, công việc bấp bênh… là những gì mà người dân lưu vực ven sông Hồng đang phải trải qua.

Đường vào xóm lầy lội, ngập bùn đất, rác thải, nhà cửa tan hoang, không điện thắp sáng, cuộc sống tạm bợ, công việc bấp bênh… là những gì mà người dân lưu vực ven sông Hồng đang phải trải qua.

Người dân lo ngại, sau lũ, môi trường ngoài bãi ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi tiếp tục sinh sống tại đây. Bài toán tái thiết lại cuộc sống cho người dân xóm trọ nơi đây còn rất nan giải.

Người dân lo ngại, sau lũ, môi trường ngoài bãi ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi tiếp tục sinh sống tại đây. Bài toán tái thiết lại cuộc sống cho người dân xóm trọ nơi đây còn rất nan giải.

Chung Thủy-Nguyễn Ngọc/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/cuoc-song-khon-kho-cua-nguoi-dan-bai-giua-song-hong-ha-noi-sau-lu-lut-post1123798.vov