Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn trong phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD); cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất; hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… là những cách làm được các cấp Hội Nông dân tỉnh tích cực triển khai hiệu quả. Qua đó, giúp nhiều hội viên phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Hộ dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) ứng dụng KHKT trong chăn nuôi gà cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh, tạo nguồn lực giúp hội viên, nông dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất,nâng cao thu nhập, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.Đến nay, tổng số quỹ đang quản lý là 35,595 tỷ đồng.Trong đó, nguồn T.Ư ủy thác 13,850 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp 9,429 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện cấp 5,84tỷ đồng; nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân 6.306 tỷ đồng; nguồn vốn mượn 150 triệu đồng. Trong 10 năm qua (2010-2020), Ban điều hành quỹ đã xét duyệt hỗ trợ trên 500 mô hình, với trên 6.500 lượt hộ nông dân vay vốn để xây dựng,nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả. Bên cạnh đó, lãnh đạo Hội Nông dân các cấp ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT,Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Hòa Bình tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, đến nay, mức dư nợ đạt trên 3.307,029 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng SCXH dư nợ 818,727 tỷ đồng, thông qua 709 tổ tiết kiệm và vay vốn,cho 26.339 hộ vay; Ngân hàng NN&PTNT dư nợ 2.453,864 tỷ đồng, thông qua 979 tổ, cho 32.876 hộ vay; Ngân hàng Bưu điện Liên Việt dư nợ 34,438 tỷ đồng, cho 658 hộ vay. Thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTgvề chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, hoạt động cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp được Hội Nông dân tỉnh chú trọng triển khai. Hội đã phối hợp Ngân hàng NN&PTNT tỉnh, Công ty máy động lực và máy nông nghiệp hỗ trợ 447 hộ nông dân mua các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất,hỗ trợ lãi suất trên 2,7 tỷ đồng. Hội Nông dân các cấp chủ động phối hợp các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện các hoạt động dịch vụ phân bón, giống, vật tư nông nghiệp theo hình thức bán trả chậm, tư vấn sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi,các chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn cho môi trường. Kết quả, đến nay đã tín chấp cung ứng trên 43.136 tấn phân bón bán trả chậm cho nông dân đảm bảo chất lượng. Phối hợp hỗ trợ 1.434 kg giống rau các loại, lúa giống, ngô giống; 5.000 con gà, vịt gống; 100 lít thuốc BVTV; 10.000 cây na giống; 1.367 cây bưởi Diễn, cung cấp trên 200 tấn cám các loại cho các hộ chăn nuôi lợn, gà. Hoạt động hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất được thực hiện thường xuyên. Các cấp Hội làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan,đơn vị trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập,nghiên cứu, ứng dụng,chuyển giao các mô hình KHCN đến với hội viên nông dân. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả trong việc thực hiện áp dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất gắn với các mô hình xây dựng NTM, mang lại thu nhập cao từ 100 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm/hộ. Trong 10 năm qua đã tổ chức trên 300 hội nghị, hội thảo, trình diễn cho trên 21.600 lượt các bộ,hội viên, nông dân tham gia.Tập huấn KHKT được 11.146 lớp cho 668.581 lượt hội viên, nông dân. Phối hợp Trung tâm Khoa học nông vận (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam), Sở KH&CN, Sở NN&PTNT... chuyển giao ứng dụng chế phẩm vi sinh BIOMIX, chế phẩm AT BioDecomposer, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, lõi ngô, lá cây... ủ thành phân hữu cơ cho nông dân tại các huyện, thành phố;thu gom rác thải, xử lý rơm rạ làm phân bón tại các xã, thị trấn huyện Mai Châu, xã Yên Mông (TP Hòa Bình), xãCư Yên (Lương Sơn) cho 4.655 nông dân. Mô hình trồng rau hữu cơ (Lương Sơn),su su lấy ngọn,bưởi đỏ (Tân Lạc); bưởi Diễn (Yên Thủy), nhãn (Kim Bôi)...; mô hình trong chăn nuôi như: dê (Lạc Thủy), gà (Lạc Sơn), cá lồng (TP Hòa Bình), ong lấy mật (Tân Lạc, Kim Bôi)... Nổi bật những năm gần đây, hoạt động hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh, giúp nông dân nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo dựng thương hiệu cho những nông sản thế mạnh, chất lượng, góp phần nâng cao giá trị, đưa sản phẩm vươn xa đến thị trường trong nước và xuất khẩu, được người tiêu dùng tin tưởng. Hội Nông dân tỉnh đã chủ động ký chương trình phối hợp với Hội Nông dân TP Hà Nội và 18 tỉnh, thực hiện các hoạt động trao đổi xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản Hòa Bình, Hà Nội và các tỉnh bạn. Chủ trì, phối hợp tổ chức,tham gia các hội nghị giới thiệu, phiên chợ nông sản hữu cơ, đặc sản tỉnh Hòa Bình tại các huyện trong tỉnh và các tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Giang, Cần Thơ.Hàng năm, tổ chức bình chọn nông sản hàng hóa chất lượng cao, có 3 sản phẩm là cam Cao Phong, rau hữu cơ Lương Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc đã được bình chọn là "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Việt Nam”; sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn,chè giảo cổ lam của Công ty Sản xuất giống cây trồng Phương Huyền được chọn là sản phẩm "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam"; sản phẩm rau hữu cơ Lương Sơn được chọn là "Địa chỉ xanh, nông sản sạch". Kết quả tổng hợp năm 2019, có 90 hộ nông dân cho thu nhập từ 500 triệu đến trên 1 tỷ đồng; 756 hộ đạt thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng; 2.970 hộ đạt từ 200 - 300 triệu đồng,32.123 hộ đạt thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng. V.H