Đã đến lúc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng cuộc phiêu lưu quân sự với Syria?

Chỉ trong hai ngày 1 và 3/3, chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp bắn hạ 3 máy bay chiến đấu của không quân Syria trên bầu trời Idlib; nhưng có lẽ đây cũng là lúc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dừng cuộc phiêu lưu quân sự, trước khi bị đẩy đi quá xa.

Liên tiếp bắn hạ máy bay chiến đấu của Không quân Syria, tuy nhiên giới quan sát tin rằng, các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria dường như đã kết thúc. Các chiến binh chống chính phủ, được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã bị chặn đường đến Sarikib; cùng với đó, mặt trận phía nam Idlib đã được Quân đội chính phủ Syria làm chủ hoàn toàn.

Vào cuối tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thực hiện chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” nhằm chống lại lực lượng chính phủ Syria. Được hỗ trợ bởi hỏa lực không quân và pháo binh tầm xa của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng phiến quân Syria đã mở cuộc tiến công vào Quân đội chính phủ Syria, chiếm được khu vực Sarikib và tiến thêm hàng chục km ở miền nam tỉnh Idlib.

Sau cơn hoảng loạn ban đầu, Quân đội chính phủ Syria đã nhanh chóng ổn định tổ chức; cùng với sự hỗ trợ hỏa lực từ trên không của không quân Nga, cho lực lượng Quân đội chính phủ Syria chiến đấu ở Idlib; trong khi đó, mức độ hoạt động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang giảm mạnh.

Một điều không thể bàn cãi đó là, sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn đáng kể so với Syria; nhưng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải căng sức chiến đấu trên nhiều mặt trận và đối mặt với kẻ thù ở mọi phía, nên sức mạnh bị phân tán.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện phải căng sức đối phó trên biển Địa Trung Hải và Libya ở phía tây. Trên mặt trận phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ phải đối phó với lực lượng chính phủ Syria và lực lượng người Kurd. Ở phía Địa Trung Hải và Libya, có liên quan đến dầu khí, những tài nguyên này là nền tảng của kế hoạch "Ngôi nhà xanh" của Thổ Nhĩ Kỳ, nên có tính chất sống còn.

Ở mặt trận phía đông, liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, khi hơn một nửa, trong số 30 triệu người thuộc cộng đồng người Kurd, hiện đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Với sự hỗ trợ bí mật của Mỹ, người Kurd ở Iraq và Syria đã thành lập khu tự trị, làm tiền đề cho giành độc lập.

Mong ước của người Kurd là hợp nhất tất cả các khu vực do họ kiểm soát với nhau và thành lập một quốc gia độc lập; chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận được điều này. Có thể nói rằng mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã bị phá vỡ, phần lớn do vấn đề của người Kurd.

Từ đây chúng ta có thể thấy rằng, các lực lượng Quân đội chính phủ Syria mới là bên ít đe dọa nhất đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau nhiều năm nội chiến, sức mạnh Quân đội chính phủ Syria đã bị suy giảm nghiêm trọng và rất khó để đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn nữa, về vấn đề người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ở cùng một mặt trận, vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể quyết tâm tập trung vào việc chống lại Quân đội chính phủ Syria.

Nga cũng là một yếu tố quan trọng khác mà Thổ Nhĩ Kỳ cần xem xét, mối quan hệ hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và phương Tây luôn căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đấu tranh quyết liệt với Hy Lạp và Síp về tài nguyên dầu khí ở Địa Trung Hải và EU có thái độ rất rõ ràng, biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ là biên giới EU - Thổ Nhĩ Kỳ.

Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ không thể đơn phương thay đổi thực trạng này, ngoài ra, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ luôn trong tình trạng căng thẳng; Mỹ từng muốn sử dụng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để phát động một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Mặc dù cuộc đảo chính đã gây thất vọng, nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ từ bỏ ý tưởng “thay ngựa”.

Trong vấn đề Libya, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) được quốc tế công nhận ở Tripoli, trong khi đó Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar được sự ủng hộ của Arab Saudi, UAE và Ai Cập. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có rất nhiều lợi ích cần phải chung tay với Nga để chống lại áp lực từ phương Tây; vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể “già néo đứt dây” mà phá vỡ mối quan hệ với Nga.

Chính với những yếu tố này, sau khi cân nhắc ngắn gọn, Nga đã quyết định can thiệp vào cuộc chiến ở tỉnh Idlib bằng hỏa lực không quân hỗ trợ cho Quân đội chính phủ Syria, trong khi lực lượng tác chiến điện tử chế áp các loại UAV của Thổ Nhĩ Kỳ; Nga cũng bổ sung cho Quân đội chính phủ Syria vũ khí. Sau khi tái tổ chức, Quân đội chính phủ Syria đã tổ chức phản công, đẩy phiến quân vào thế bị động.

Lợi ích trên biển Địa Trung Hải là nền tảng của sự phát triển trong tương lai và vấn đề người Kurd liên quan đến sự toàn vẹn của đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ có thể không tạm thời mở rộng các hoạt động quân sự tại tỉnh Idlib, nhưng sẽ đàm phán với Nga để tìm ra con đường hòa giải và tối đa hóa lợi ích của chính họ ở miền bắc Syria, để tập trung giải quyết các thách thức về lợi ích trên biển Địa Trung Hải và vấn đề người Kurd.

Video Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hai máy bay Syria - Nguồn: Sputnik Việt Nam

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/da-den-luc-tho-nhi-ky-phai-dung-cuoc-phieu-luu-quan-su-voi-syria-1350251.html