Đánh chặn tầm cao: Tiêm kích MiG-31BM hay Su-35S là bá chủ?

Mặc dù đã cũ nhưng tiêm kích MiG-31BM theo nhận xét vẫn giữ ưu thế lớn trước Su-35S khi thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tầm cao.

Phương Tây đang rất quan tâm tới việc Không quân Nga sử dụng tiêm kích MiG-31BM cũng như Su-35S để thực hiện vai trò đánh chặn tầm cao trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Phương Tây đang rất quan tâm tới việc Không quân Nga sử dụng tiêm kích MiG-31BM cũng như Su-35S để thực hiện vai trò đánh chặn tầm cao trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Máy bay của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thể hiện hiệu quả cao cả khi tấn công các mục tiêu mặt đất ở khu vực tiền tuyến và phía sau hậu cứ, cũng như trong các trận không chiến ở tầm cao, ngoài tầm nhìn.

Máy bay của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thể hiện hiệu quả cao cả khi tấn công các mục tiêu mặt đất ở khu vực tiền tuyến và phía sau hậu cứ, cũng như trong các trận không chiến ở tầm cao, ngoài tầm nhìn.

Các chuyên gia từ ấn phẩm phân tích quân sự Military Watch của Mỹ đã tiến hành phân tích so sánh rất khách quan về hai máy bay chiến đấu của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, cả về đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu trên không.

Các chuyên gia từ ấn phẩm phân tích quân sự Military Watch của Mỹ đã tiến hành phân tích so sánh rất khách quan về hai máy bay chiến đấu của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, cả về đặc điểm kỹ thuật và khả năng chiến đấu trên không.

Chúng ta đang nói về tiêm kích đánh chặn tầm cao siêu thanh hai chỗ ngồi MiG-31BM và chiến đấu cơ đa năng siêu cơ động có điều khiển véc tơ lực đẩy 3D thuộc thế hệ 4++ Su-35S.

Chúng ta đang nói về tiêm kích đánh chặn tầm cao siêu thanh hai chỗ ngồi MiG-31BM và chiến đấu cơ đa năng siêu cơ động có điều khiển véc tơ lực đẩy 3D thuộc thế hệ 4++ Su-35S.

MiG-31 được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô năm 1981 và đi tiên phong trong nhiều công nghệ tiên tiến, nó thậm chí không tỏ ra thua kém khi đặt cạnh chiếc Flanker ra đời sau hàng chục năm.

MiG-31 được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô năm 1981 và đi tiên phong trong nhiều công nghệ tiên tiến, nó thậm chí không tỏ ra thua kém khi đặt cạnh chiếc Flanker ra đời sau hàng chục năm.

Foxhound - như cách gọi ở các nước NATO, được coi là máy bay sẵn sàng chiến đấu nhất phục vụ cho bất kỳ lực lượng không quân nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời là tiêm kích nặng nhất và nhanh nhất hiện nay.

Foxhound - như cách gọi ở các nước NATO, được coi là máy bay sẵn sàng chiến đấu nhất phục vụ cho bất kỳ lực lượng không quân nào trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời là tiêm kích nặng nhất và nhanh nhất hiện nay.

Dòng tiêm kích Su-27 được đưa vào sử dụng năm 1985 và không giống như MiG-31 đắt tiền hơn, Flanker được xuất khẩu rộng rãi sau khi Liên Xô tan rã, dẫn đến việc đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp thiết kế.

Dòng tiêm kích Su-27 được đưa vào sử dụng năm 1985 và không giống như MiG-31 đắt tiền hơn, Flanker được xuất khẩu rộng rãi sau khi Liên Xô tan rã, dẫn đến việc đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp thiết kế.

Su-35 được phát triển trên cơ sở Su-27M, nó trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đầu tiên trên thế giới và được đưa vào biên chế Không quân Nga từ năm 2014.

Su-35 được phát triển trên cơ sở Su-27M, nó trở thành máy bay chiến đấu thế hệ 4++ đầu tiên trên thế giới và được đưa vào biên chế Không quân Nga từ năm 2014.

Chiếc tiêm kích này được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ như F-22 và F-35, nó được coi là phi cơ có năng lực nhất thế giới khi được đưa vào sử dụng.

Chiếc tiêm kích này được thiết kế để chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Không quân Mỹ như F-22 và F-35, nó được coi là phi cơ có năng lực nhất thế giới khi được đưa vào sử dụng.

Cho đến khi Su-57 được đưa vào trang bị, Su-35 và MiG-31BM là những ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu tiêm kích đánh chặn tốt của Nga. Ưu điểm chính của dòng Su-27/35 là được sản xuất liên tục, tạo thuận lợi cho việc nâng cấp.

Cho đến khi Su-57 được đưa vào trang bị, Su-35 và MiG-31BM là những ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu tiêm kích đánh chặn tốt của Nga. Ưu điểm chính của dòng Su-27/35 là được sản xuất liên tục, tạo thuận lợi cho việc nâng cấp.

Việc so sánh trực tiếp hai phương tiện chiến đấu về khả năng không chiến là không hoàn toàn đúng. MiG-31BM được thiết kế như một máy bay đánh chặn tầm cao chuyên dụng, do đó nó nhanh hơn đáng kể, có thể sử dụng vũ khí ở độ cao lớn hơn nhiều và tầm hoạt động rất rộng.

Việc so sánh trực tiếp hai phương tiện chiến đấu về khả năng không chiến là không hoàn toàn đúng. MiG-31BM được thiết kế như một máy bay đánh chặn tầm cao chuyên dụng, do đó nó nhanh hơn đáng kể, có thể sử dụng vũ khí ở độ cao lớn hơn nhiều và tầm hoạt động rất rộng.

So với MiG-31BM, Su-35 có tốc độ lên cao tốt hơn nhiều, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng và khả năng cơ động vượt trội, mang lại lợi thế áp đảo ở cự ly gần. Yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành của loại máy bay này cũng thấp hơn đáng kể.

So với MiG-31BM, Su-35 có tốc độ lên cao tốt hơn nhiều, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng và khả năng cơ động vượt trội, mang lại lợi thế áp đảo ở cự ly gần. Yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành của loại máy bay này cũng thấp hơn đáng kể.

MiG-31 phù hợp hơn cho chiến đấu tầm xa, đặc biệt khi tên lửa không đối không R-37M - một trong những loại đạn đáng sợ nhất thế giới được sử dụng làm vũ khí chính.

MiG-31 phù hợp hơn cho chiến đấu tầm xa, đặc biệt khi tên lửa không đối không R-37M - một trong những loại đạn đáng sợ nhất thế giới được sử dụng làm vũ khí chính.

Tên lửa R-37M có thể bao phủ khoảng cách 400 km, được trang bị đầu đạn nặng 60 kg và phát triển tốc độ vô song Mach 6. MiG-31 cũng rất phù hợp để đánh chặn tên lửa hành trình do khả năng nhận biết tình huống cao đặc biệt, được cung cấp bởi radar Zaslon-M quá khổ của nó.

Tên lửa R-37M có thể bao phủ khoảng cách 400 km, được trang bị đầu đạn nặng 60 kg và phát triển tốc độ vô song Mach 6. MiG-31 cũng rất phù hợp để đánh chặn tên lửa hành trình do khả năng nhận biết tình huống cao đặc biệt, được cung cấp bởi radar Zaslon-M quá khổ của nó.

Những khả năng này khiến tiêm kích đánh chặn MiG-31 trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho lực lượng phòng không mặt đất của Nga, để bảo vệ không phận rộng lớn của đất nước.

Những khả năng này khiến tiêm kích đánh chặn MiG-31 trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho lực lượng phòng không mặt đất của Nga, để bảo vệ không phận rộng lớn của đất nước.

Trong khi đó Su-35 chủ yếu sử dụng tên lửa R-27M và R-77-1 có tầm bắn tương đối khiêm tốn, lần lượt là 130 km và 110 km. Nhược điểm này phần nào được loại bỏ với sự tích hợp của tên lửa R-37M trong thời gian gần đây.

Trong khi đó Su-35 chủ yếu sử dụng tên lửa R-27M và R-77-1 có tầm bắn tương đối khiêm tốn, lần lượt là 130 km và 110 km. Nhược điểm này phần nào được loại bỏ với sự tích hợp của tên lửa R-37M trong thời gian gần đây.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng một lợi thế đáng kể của MiG-31 so với Su-35 là khả năng của nó vẫn chưa được những đối thủ của Nga nghiên cứu kỹ lưỡng.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng một lợi thế đáng kể của MiG-31 so với Su-35 là khả năng của nó vẫn chưa được những đối thủ của Nga nghiên cứu kỹ lưỡng.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã mua được hai máy bay Flanker từ Belarus và nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng. Ngược lại, khả năng của MiG-31 không được biết đến nhiều vì loại tiêm kích này chưa bao giờ được xuất khẩu.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã mua được hai máy bay Flanker từ Belarus và nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng. Ngược lại, khả năng của MiG-31 không được biết đến nhiều vì loại tiêm kích này chưa bao giờ được xuất khẩu.

Cuối cùng, MiG-31 là một máy bay linh hoạt hơn, đặc biệt là nó có thể được trang bị tên lửa đạn đạo và vũ khí chống vệ tinh, mang lại những khả năng mà Su-35 không thể cạnh tranh.

Cuối cùng, MiG-31 là một máy bay linh hoạt hơn, đặc biệt là nó có thể được trang bị tên lửa đạn đạo và vũ khí chống vệ tinh, mang lại những khả năng mà Su-35 không thể cạnh tranh.

Trong không chiến, hai thiết kế gần nhau hơn: Su-35 có khả năng gây ra mối đe dọa ở mọi tầm bắn, trong khi MiG gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều ở tầm xa và cao với ưu thế vượt trội hơn về hỏa lực, tầm hoạt động cũng như khả năng nhận biết tình huống.

Trong không chiến, hai thiết kế gần nhau hơn: Su-35 có khả năng gây ra mối đe dọa ở mọi tầm bắn, trong khi MiG gây ra mối đe dọa lớn hơn nhiều ở tầm xa và cao với ưu thế vượt trội hơn về hỏa lực, tầm hoạt động cũng như khả năng nhận biết tình huống.

"Cả hai máy bay đều bổ sung khả năng của nhau và cho phép Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga giải quyết hầu hết mọi nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện chiến tranh hiện đại", tờ Military Watch kết luận.

"Cả hai máy bay đều bổ sung khả năng của nhau và cho phép Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga giải quyết hầu hết mọi nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện chiến tranh hiện đại", tờ Military Watch kết luận.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/danh-chan-tam-cao-tiem-kich-mig-31bm-hay-su-35s-la-ba-chu-post523463.antd