Dấu hiệu bệnh nướu răng không nên bỏ qua

Bệnh nướu răng là tình trạng sưng tấy, đau đớn hoặc viêm nhiễm trong miệng. Đây là những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh này.

Chảy máu từ miệng: Nếu bị chảy máu sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa, đó là dấu hiệu viêm nướu răng. Viêm nướu là một dạng nhẹ của bệnh nướu răng gây chảy máu, đặc biệt là sau khi đánh răng hoặc ăn. Chúng ta có thể ngăn ngừa vấn đề này bằnh cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Chảy máu từ miệng: Nếu bị chảy máu sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa, đó là dấu hiệu viêm nướu răng. Viêm nướu là một dạng nhẹ của bệnh nướu răng gây chảy máu, đặc biệt là sau khi đánh răng hoặc ăn. Chúng ta có thể ngăn ngừa vấn đề này bằnh cách giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hơi thở hôi: Hơi thở hôi khéo dài có thể là một dấu hiệu của bệnh nướu răng. Khi vi khuẩn di cư dưới mô nướu ở những nơi bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa không thể chạm tới được có thể gây ra hơi thở hôi.

Hơi thở hôi: Hơi thở hôi khéo dài có thể là một dấu hiệu của bệnh nướu răng. Khi vi khuẩn di cư dưới mô nướu ở những nơi bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa không thể chạm tới được có thể gây ra hơi thở hôi.

Hàm răng thay đổi: Nếu khoảng cách giữa các răng đột nhiên rộng ra hay răng mọc ngả về phía trước hoặc phía sau thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng

Hàm răng thay đổi: Nếu khoảng cách giữa các răng đột nhiên rộng ra hay răng mọc ngả về phía trước hoặc phía sau thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng

Nướu đỏ hoặc sưng: Nướu răng đỏ, sưng húp có thể là dấu hiệu của viêm nướu. Điều quan trọng là phải điều trị nó để nó không dẫn đến đến viêm nha chu, một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn khiến cho nướu răng bị lột khỏi răng và có thể bị nhiễm trùng.

Nướu đỏ hoặc sưng: Nướu răng đỏ, sưng húp có thể là dấu hiệu của viêm nướu. Điều quan trọng là phải điều trị nó để nó không dẫn đến đến viêm nha chu, một dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn khiến cho nướu răng bị lột khỏi răng và có thể bị nhiễm trùng.

Sự tích tụ mảng bám: Mảng bám có thể tích tụ và trở thành cao răng nếu không thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nó cũng chứa vi khuẩn và cuối cùng có thể dẫn đến bệnh nướu răng.

Sự tích tụ mảng bám: Mảng bám có thể tích tụ và trở thành cao răng nếu không thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nó cũng chứa vi khuẩn và cuối cùng có thể dẫn đến bệnh nướu răng.

Răng nhạy cảm: Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần 'ngà' mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. Phần 'ngà' nằm dưới lớp men và nướu răng. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng.

Răng nhạy cảm: Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần 'ngà' mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. Phần 'ngà' nằm dưới lớp men và nướu răng. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng.

Răng lung lay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng làm cho phần nướu bị sưng phồng, không ôm sát chân răng nên răng không được bám tựa vững chắc, vì thể mà bị lung lay nhẹ. Nếu tình trạng bệnh càng nặng thì mức độ lung lay càng lớn.

Răng lung lay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng làm cho phần nướu bị sưng phồng, không ôm sát chân răng nên răng không được bám tựa vững chắc, vì thể mà bị lung lay nhẹ. Nếu tình trạng bệnh càng nặng thì mức độ lung lay càng lớn.

CTV Vi Linh/VOV.VN
Theo Prevention

Nguồn VOV: http://vov.vn/suc-khoe/dau-hieu-benh-nuou-rang-khong-nen-bo-qua-772242.vov