Di tích lịch sử Chùa Thanh Am được khoác tấm áo mới

Chùa Thanh Am hay còn gọi là Đông Linh Tự (phường Thượng Thanh, quận Long Biên , TP Hà Nội) là ngôi chùa có giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn vừa được tu bổ, tôn tạo với tổng mức đầu tư lên tới gần 38 tỷ đồng.

Toàn cảnh di tích lịch sử Chùa Thanh Am được khoác tấm áo mới nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập quận Long Biên.

Di tích lịch sử Chùa Thanh Am (còn gọi là Đông Linh Tự, phường Thượng Thanh) là ngôi chùa có giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.

Di tích lịch sử Chùa Thanh Am (còn gọi là Đông Linh Tự, phường Thượng Thanh) là ngôi chùa có giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.

Năm 1990, di tích lịch sử Chùa Thanh Am đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm.

Năm 1990, di tích lịch sử Chùa Thanh Am đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, hiện nay chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm.

Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am có tổng mức đầu tư 37,9 tỉ đồng, gồm các hạng mục chính như quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên di tích với diện tích 2.780 m2.

Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am có tổng mức đầu tư 37,9 tỉ đồng, gồm các hạng mục chính như quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên di tích với diện tích 2.780 m2.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tu bổ, tôn tạo các hạng mục như tam bảo, tam quan, nhà tổ, nhà mẫu, lầu cô, lầu cậu, nhà khách...

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tu bổ, tôn tạo các hạng mục như tam bảo, tam quan, nhà tổ, nhà mẫu, lầu cô, lầu cậu, nhà khách...

Việc tu bổ, tôn tạo ngôi chùa đã góp phần tạo cảnh quan khu di tích nghệ thuật Chùa Thanh Am trở nên khang trang, nhưng vẫn giữ được những giá trị nguyên gốc của di tích.

Việc tu bổ, tôn tạo ngôi chùa đã góp phần tạo cảnh quan khu di tích nghệ thuật Chùa Thanh Am trở nên khang trang, nhưng vẫn giữ được những giá trị nguyên gốc của di tích.

Hình ảnh tháp chuông nổi bật trong không gian phường Thượng Thanh.

Hình ảnh tháp chuông nổi bật trong không gian phường Thượng Thanh.

Chùa Thanh Am đã từng được nhắc đến trong thơ cổ.

Chùa Thanh Am đã từng được nhắc đến trong thơ cổ.

Ngôi chùa sau khi được tu bổ sẽ là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa, lịch sử, là nơi để nhân dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành lễ.

Ngôi chùa sau khi được tu bổ sẽ là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa, lịch sử, là nơi để nhân dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, hành lễ.

Trước đó vào sáng 25/10, đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, quận Long Biên cùng các vị bô lão tại phường Thượng Thanh đã cắt băng khánh thành và tham dự lễ gắn biển công trình chào mừng 20 năm thành lập quận Long Biên.

Trước đó vào sáng 25/10, đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, quận Long Biên cùng các vị bô lão tại phường Thượng Thanh đã cắt băng khánh thành và tham dự lễ gắn biển công trình chào mừng 20 năm thành lập quận Long Biên.

Ngay cạnh chùa là ngôi Đình Thanh Am cổ kính với không gian với cây xanh và hồ nước rộng lớn.

Ngay cạnh chùa là ngôi Đình Thanh Am cổ kính với không gian với cây xanh và hồ nước rộng lớn.

Toàn cảnh Đình và Chùa Thanh Am nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh Đình và Chùa Thanh Am nhìn từ trên cao.

Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Chùa Thanh Am có tổng mức đầu tư 37,9 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư chính là quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên di tích với diện tích 2.780m2 và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Dự án cũng tu bổ, tôn tạo tam bảo, tam quan, nhà tổ, nhà mẫu, lầu cô, lầu cậu, nhà khách, khu bếp, khu và vệ sinh. Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ với sân, vườn, hệ thống thoát nước, tường rào, tường hoa, cây xanh.

Được biết, di tích lịch sử Chùa Thanh Am (còn gọi là Đông Linh Tự), phường Thượng Thanh (quận Long Biên) là ngôi chùa có giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa nghệ thuật lâu đời.

Chùa đang lưu giữ nhiều đồ cổ quý hiếm và một hệ thống gồm đầy đủ tượng Phật giáo Bắc tông. Trong đó, nổi bật là quả chuông được chế đúc dưới thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ nhất (1793) và bia Hậu Phật có niên hiệu Gia Long thứ hai (1803). Năm 1990, di tích lịch sử Chùa Thanh Am đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Hoàng Mạnh Thắng - Thanh Hiếu

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/di-tich-lich-su-chua-thanh-am-duoc-khoac-tam-ao-moi-post1581350.tpo