Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến các ngành kinh tế

3 tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội. ở Ninh Bình, trong quý I/2020, lĩnh vực sản xuất công nghiệp không có doanh nghiệp nào phải dừng sản xuất. Tuy nhiên, các ngành Giao thông Vận tải, Du lịch bị tác động và ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.

Bến thuyền Tràng An vắng khách trong mùa dịch. Ảnh: Trường Giang

Theo báocáo của ngành chức năng, giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2020 toàn tỉnh ướcđạt 18.607,9 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Côngnghiệp chế biến đạt 18.266,8 tỷ đồng, tăng 23,4%; công nghiệp sản xuất, phânphối điện đạt 280,5 tỷ đồng, tăng 7,8%; công nghiệp cung cấp nước và hoạt độngquản lý, xử lý rác thải đạt 39,1 tỷ đồng, giảm 40,2%; công nghiệp khai thác mỏđạt 21,6 tỷ đồng, giảm 53,1%.

Những sản phẩm có mức sản xuất giảm sút là: phânurê đạt 113,9 nghìn tấn, giảm 9,6%; phân hỗn hợp NPK đạt 14,7 nghìn tấn, giảm21,8%; phân lân nung chảy đạt 32,9 nghìn tấn, giảm 13,9%; thép cán các loại65,9 nghìn tấn, giảm 4,5%...

Như vậy, cục bộ đã xuất hiện những khó khăn ở mộtsố ngành sản xuất như dệt may, sản xuất phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng…Lực cản lớn nhất đối với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh hiện nay chính là thịtrường và nguồn nguyên liệu.

Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất với nhiêùngành và nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyênliệu từ Trung Quốc và các thị trường nhập khẩu nguyên liệu khác cũng đã khókhăn. Tác động đến tăng trưởng GDP là khó tránh khỏi và đây là dự báo của hâùhết các quốc gia có dịch bệnh COVID-19.

Nhà nước đã phải huy động và triển khaicác gói hỗ trợ kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thúc đẩy sản xuất,kinh doanh; hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống trong bối cảnh việc làm khókhăn. Nếu dịch bệnh kéo dài giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu sẽ giảm rấtmạnh và dẫn đến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động hoặc nghỉ không hưởnglương nhiều hơn, cắt giảm tiền lương, tạm thời đình chỉ hoạt động, thậm chínhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản.

Với chủtrương cách ly xã hội thời gian qua, người dân hạn chế đi ra ngoài và không dichuyển đến các địa phương khác; ngành Giao thông Vận tải cũng bị tác động vaà̉nh hưởng nặng nề. Ông Lê Xuân Lâm, Quản lý Công ty Bình Minh limousine chobiết: Công ty chúng tôi hiện có 11 đầu xe chạy tuyến cố định Ninh Bình - HàNội, bắt đầu mỗi ngày từ 5 giờ sáng cho đến 18 giờ tối, tần suất 1tiếng/chuyến. Cùng kỳ năm trước, chúng tôi luôn trong tình trạng “cháy” xe vìkhông đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân.

Song từ sau Tết Nguyên đán CanhTý đến nay, lượng khách giảm đến 2/3, mỗi chuyến xe thậm chí chỉ có 4 - 5khách, dẫn tới doanh thu của hãng giảm đáng kể. Đặc biệt, kể từ khi các điểm dulịch tạm ngừng đón khách (từ ngày 13/3), lượng khách lại càng sụt giảm thêm.Ước tính lượng khách đi xe của hãng giảm đến 80%. Thời điểm thực hiện giãn cáchxã hội hoạt động của Công ty cũng tạm dừng hoạt động.

Lĩnh vực dulịch vốn được coi là thế mạnh của Ninh Bình, ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc SởDu lịch cho biết: Năm 2019, ngành Du lịch đã đón 7,65 triệu lượt khách, tăng4,79% so với năm 2018; trong đó, khách nội địa đạt 6,68 triệu lượt, tăng 3,9%;khách quốc tế 970 nghìn lượt khách, tăng gần 11%; khách lưu trú qua đêm đạt gần630 nghìn lượt, tăng 2,3%.

Doanh thu từ du lịch ước đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5%so với năm 2018, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đề ra. Tuynhiên, bước sang năm 2020 và kể từ khi có dịch COVID-19, các lễ hội tạm dừng màđiển hình nhất là Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 do Ninh Bình đăng caitổ chức đã tạm hoãn; các khu điểm du lịch đóng cửa không đón khách; các cơ sởlưu trú, doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh điểm du lịch… đều trong tình trạngvừa phải chủ động phòng, chống dịch, vừa phải bảo đảm chất lượng phục vụ khilượng khách giảm và giải quyết các tình huống phát sinh do ảnh hưởng của dịchbệnh; có doanh nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản do doanh thu khôngthể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãivay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chitiền điện, nước…

Tính đến hết tháng 3/2020, toàn tỉnh đã đón trên 1,23 triêụlượt khách, bằng 35,43% so với cùng kỳ, trong đó khách nội địa có 1,08 triêụlượt, bằng 33,07% so với cùng kỳ; khách quốc tế có 157.625 lượt, bằng 69,54% sovới cùng kỳ. Doanh thu du lịch 3 tháng ước đạt 657,317 triệu đồng, bằng 49,91%so với cùng kỳ năm 2019.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/dich-covid19-anh-huong-lon-den-cac-nganh-kinh-te-2020042903463868p2c20.htm