Điểm báo in Bắc Kạn ngày 28/10/2024

>> Quốc hội thảo luận Tổ về kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước (Xem trang 1, 3)

Chiều 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận Tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024 và các nội dung quan trọng khác.

Tham dự phiên thảo luận Tổ thảo luận số 12 có các đồng chí: Tô Lâm, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH 4 tỉnh: Bắc Kạn, Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình.

 Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ thảo luận số 12.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ thảo luận số 12.

>> Tăng tốc giải ngân vốn các chương trình MTQG (Xem trang 1, 2)

Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực nhưng đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG của Bắc Kạn vẫn chưa đạt theo kế hoạch. Để đạt mục tiêu đề ra, cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ của cấp, ngành chức năng, trong đó cần gạt bỏ tư tưởng “sợ làm, sợ sai” của một bộ phận cán bộ.

 Công trình nhà bán trú Trường PTDTBT THCS Thuần Mang (Ngân Sơn) đang được gấp rút thi công.

Công trình nhà bán trú Trường PTDTBT THCS Thuần Mang (Ngân Sơn) đang được gấp rút thi công.

Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, áp lực giải ngân rất lớn vì vậy tinh thần, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương được giao làm chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần được đề cao hơn nữa. Giải ngân nhanh nhưng phải bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương và là trách nhiệm trước người dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ này, phấn đấu giải ngân ở mức cao nhất, hạn chế phải chuyển nguồn hoặc chuyển trả Trung ương.

>> Ba Bể phát triển vùng trồng dược liệu quý: Hướng đi bền vững (Xem trang 2)

Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể được kỳ vọng là một trong những dự án trồng, sản xuất dược liệu lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh, hứa hẹn sẽ thúc đẩy liên kết sản xuất, tạo giá trị kinh tế cao.

 Nhân công của Công ty TNHH MTV Thương mại Đông Nam Việt chăm sóc cây cà gai leo tại thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo (Ba Bể).

Nhân công của Công ty TNHH MTV Thương mại Đông Nam Việt chăm sóc cây cà gai leo tại thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo (Ba Bể).

>> Chợ Đồn tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng Đảng phí (Xem trang 3)

Công tác tài chính đảng là một bộ phận quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động của các tổ chức đảng, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo và sức mạnh của Đảng. Thời gian qua, Huyện ủy Chợ Đồn đã nghiêm túc thực hiện công tác này một cách hiệu quả.

>> Bảo vệ tài nguyên nước ở Bắc Kạn (Xem trang 4)

Kỳ 3: Triển khai Luật Tài nguyên nước - những vấn đề đặt ra

Việc triển khai Luật Tài nguyên nước ở Bắc Kạn đặt ra nhiều vấn đề đáng chú ý trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phát huy giá trị tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước.

 Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Ba Bể đang được đẩy mạnh nhằm bảo vệ rừng bền vững, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Ba Bể đang được đẩy mạnh nhằm bảo vệ rừng bền vững, bảo vệ nguồn nước đầu nguồn.

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Tỉnh Bắc Kạn có nhiều nguồn nước tự nhiên như hồ, sông, suối, đặc biệt là hồ Ba Bể, một di sản thiên nhiên quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ các nguồn nước trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều thách thức, trở ngại, tại một số nơi việc khai thác nguồn nước chưa thực sự hợp lý; việc khai thác nước ngầm và nước mặt chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến nguy cơ suy giảm trữ lượng và chất lượng nước. Ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, cùng với các hoạt động sản xuất công nghiệp ở một số nơi chưa được xử lý nước thải đúng quy trình, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm các dòng sông, suối và ao, hồ.

>> Quyền lợi người tiêu dùng: Hiểu đúng để tự bảo vệ (Xem trang 5)

Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong những năm qua được tỉnh Bắc Kạn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Hoạt động mua sắm tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Bắc Kạn.

Hoạt động mua sắm tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Bắc Kạn.

>> Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện chính sách xã hội (Xem trang 6)

Kỳ 2: Khi “ý Đảng hợp lòng dân”

Thông qua tổ chức thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06- KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Cấp ủy, chính quyền các cấp thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại tỉnh Bắc Kạn.

 Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bạch Thông giải ngân vốn vay tại xã Dương Phong.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bạch Thông giải ngân vốn vay tại xã Dương Phong.

Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Chương trình phối hợp nhận ủy thác cho vay vốn giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và tổ chức Hội Nông dân nói riêng là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, nguồn vốn được giải ngân trực tiếp đến đúng đối tượng chính sách, thực hiện công khai, dân chủ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng thực hiện vì mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

>> Bắc Kạn: Cơ hội đổi thay cuộc sống mới từ Nghị quyết số 15/NQ-TU (Xem trang 7)

Kỳ 3: Duy trì và củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ mức độ 2

Đến cuối năm 2023, Bắc Kạn vẫn còn trên 8,3% đồng bào dân tộc thiểu số độ tuổi từ 15 - 60 chưa biết chữ. Tỉnh đang tập trung các giải pháp, triển khai linh hoạt các chính sách nhằm củng cố, duy trì chuẩn xóa mù chữ (XMC) mức độ 2, phấn đấu đạt trên 95% số người từ 15-60 tuổi biết chữ trong năm 2024.

 Lớp học xóa mù chữ tại Bình Trung (Chợ Đồn).

Lớp học xóa mù chữ tại Bình Trung (Chợ Đồn).

Theo bà Đào Thị Mai Sen, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Thời gian tới, cùng với tiếp tục tham mưu cho tỉnh trong công tác xóa mù chữ, Sở tăng cường chỉ đạo phòng chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở giáo dục cũng như giáo viên trong việc thực hiện công tác XMC. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phát hành tài liệu theo Chương trình XMC để cấp phát cho giáo viên và học viên. Qua đó nhằm thực hiện Chương trình XMC bảo đảm chất lượng, hiệu quả; duy trì chuẩn XMC mức độ 2 và nâng cao chất lượng PCGD, XMC… theo mục tiêu Nghị quyết số 15/ NQ-TU của Bắc Kạn đã đề ra.

>> Rèn kỹ năng, nâng cao tay nghề cho HSSV (Xem trang 8)

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành nghề then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn, việc đào tạo cho học sinh sinh viên (HSSV) thực hành nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí được chú trọng nhằm đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có năng lực làm việc tốt sau khi tốt nghiệp ra trường.

 Các học viên lớp Công nghệ kỹ thuật cơ khí (K20) trong giờ thực hành.

Các học viên lớp Công nghệ kỹ thuật cơ khí (K20) trong giờ thực hành.

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo ngày 28/10/2024 tại đây.

BBK

Nguồn Bắc Kạn: https://baobackan.vn/diem-bao-in-bac-kan-ngay-28102024-post67019.html