Độc đáo loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất 'to mồm' ở Việt Nam

Loài lưỡng cư nổi tiếng với tiếng kêu và vang xa so với đa số các loài nhái dù kích thước chỉ nhỏ bằng hai ngón tay người lớn, chúng có tên gọi nhái bầu hoa. Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Lâm Đồng...

Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng.

Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng.

Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18mm - 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm.

Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18mm - 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm.

Nhái bầu hoa tuy nhỏ nhưng nhờ có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Chúng thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa hàng năm ở các khu vực rừng còn tốt tới độ cao 2000m.

Nhái bầu hoa tuy nhỏ nhưng nhờ có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Chúng thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa hàng năm ở các khu vực rừng còn tốt tới độ cao 2000m.

Ở Việt Nam loài này phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng tới độ cao 1.600 - 1.800m.

Ở Việt Nam loài này phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng tới độ cao 1.600 - 1.800m.

Trên thế giới chúng thường có ở Bangladesh; Bhutan; India; Nepal; Pakistan; Sri Lanka...

Trên thế giới chúng thường có ở Bangladesh; Bhutan; India; Nepal; Pakistan; Sri Lanka...

Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới...

Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới...

Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất...

Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất...

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/doc-dao-loai-vat-tuy-nho-be-nhung-rat-to-mom-o-viet-nam-post559062.antd