Dòng người nườm nượp về quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem đua thuyền ngày Tết Độc lập

Nói về không khí đón Tết Độc lập, người dân Lệ Thủy (Quảng Bình) thường có câu: 'Dù ai đi tây về đông/ Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà/ Về nhà xem hội quê ta/ Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay'.

Năm nào cũng vậy, sáng sớm ngày 2/9, khắp các ngả đường trung tâm huyện Lệ Thủy nườm nượp người từ trong và ngoài huyện tìm về để cổ vũ các tay chèo tham gia đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Năm nào cũng vậy, sáng sớm ngày 2/9, khắp các ngả đường trung tâm huyện Lệ Thủy nườm nượp người từ trong và ngoài huyện tìm về để cổ vũ các tay chèo tham gia đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Lệ Thủy là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ của nhân dân vùng sông nước nơi đây. Từ hội bơi, đua của làng, nay hoạt động văn hóa thể thao này trở thành lễ hội lớn, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được tổ chức trong dịp Quốc khánh 2/9 hằng năm.

Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Lệ Thủy là hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ của nhân dân vùng sông nước nơi đây. Từ hội bơi, đua của làng, nay hoạt động văn hóa thể thao này trở thành lễ hội lớn, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được tổ chức trong dịp Quốc khánh 2/9 hằng năm.

Theo ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong huyện. Lễ hội này không những bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Trong ảnh, các đội thi sẵn sàng bước vào cuộc đua.

Theo ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong huyện. Lễ hội này không những bảo tồn những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn góp phần đẩy mạnh các hoạt động du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Trong ảnh, các đội thi sẵn sàng bước vào cuộc đua.

Hai bên bờ sông, rợp cờ hoa với các băng-rôn, biểu ngữ mang nội dung cổ động, người già, trẻ em tập trung chờ xem, cổ vũ lễ hội.

Hai bên bờ sông, rợp cờ hoa với các băng-rôn, biểu ngữ mang nội dung cổ động, người già, trẻ em tập trung chờ xem, cổ vũ lễ hội.

Dưới sông, các tay chèo chuẩn bị cho những chặng đua dài.

Dưới sông, các tay chèo chuẩn bị cho những chặng đua dài.

Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang năm nay có sự tham dự của 10 đội đua nữ, 24 đội đua nam. Các đội đua nữ đua bơi trước sau đó đến các đội đua nam.

Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang năm nay có sự tham dự của 10 đội đua nữ, 24 đội đua nam. Các đội đua nữ đua bơi trước sau đó đến các đội đua nam.

Thuyền đua, thuyền bơi vào vị trí theo quy định, các ca-nô, thuyền nhỏ đều dạt sang hai bên bờ nhường mặt sông cho thuyền dự thi.

Thuyền đua, thuyền bơi vào vị trí theo quy định, các ca-nô, thuyền nhỏ đều dạt sang hai bên bờ nhường mặt sông cho thuyền dự thi.

Sau phát súng lệnh, người gõ mõ trên từng thuyền gõ liên tục, miệng hò “khoan dô khoan-hò khoan/lên hô lên-hô lên” liên tiếp, trai bơi theo tiếng mõ vục mạnh, sâu mái dầm trong nước đều răm rắp, hợp sức đẩy con thuyền lướt nhanh trên mặt nước.

Sau phát súng lệnh, người gõ mõ trên từng thuyền gõ liên tục, miệng hò “khoan dô khoan-hò khoan/lên hô lên-hô lên” liên tiếp, trai bơi theo tiếng mõ vục mạnh, sâu mái dầm trong nước đều răm rắp, hợp sức đẩy con thuyền lướt nhanh trên mặt nước.

Không chỉ ở trung tâm huyện là nơi chính diễn ra lễ hội mà suốt dọc hơn 20 km đường đua trên dòng Kiến Giang, các thuyền đua đều nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của người dân hai bên bờ sông.

Không chỉ ở trung tâm huyện là nơi chính diễn ra lễ hội mà suốt dọc hơn 20 km đường đua trên dòng Kiến Giang, các thuyền đua đều nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình của người dân hai bên bờ sông.

Hai mép sông tiếng hò reo, vẫy tay, vẫy nón mũ, tiếng chiêng trống khua vang. Các bà, các mẹ xắn quần, lội ra mép sông dùng nón lá, xô chậu... múc nước tạt theo thuyền để động viên trai bơi, gái đua.

Hai mép sông tiếng hò reo, vẫy tay, vẫy nón mũ, tiếng chiêng trống khua vang. Các bà, các mẹ xắn quần, lội ra mép sông dùng nón lá, xô chậu... múc nước tạt theo thuyền để động viên trai bơi, gái đua.

Trên các cây cầu bắc qua sông, người như đứng như nêm xem và reo hò cổ vũ.

Trên các cây cầu bắc qua sông, người như đứng như nêm xem và reo hò cổ vũ.

Nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình từ hàng vạn người dân, các vận động viên được tiếp thêm sức mạnh, rướn người, vục mái dầm, mái chèo sâu hơn, mạnh hơn kịp đưa thuyền về đích nhanh nhất.

Nhận được sự cổ vũ rất nhiệt tình từ hàng vạn người dân, các vận động viên được tiếp thêm sức mạnh, rướn người, vục mái dầm, mái chèo sâu hơn, mạnh hơn kịp đưa thuyền về đích nhanh nhất.

Những tay chèo cừ khôi vui mừng hò reo khi thuyền đua đạt thành tích tốt.

Những tay chèo cừ khôi vui mừng hò reo khi thuyền đua đạt thành tích tốt.

Video: Tết Độc lập về quê Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem bơi thuyền

Hùng Trần

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dong-nguoi-nuom-nuop-ve-que-dai-tuong-vo-nguyen-giap-xem-dua-thuyen-ngay-tet-doc-lap-169230902104442842.htm