Vua Càn Long là một trong những vị hoàng đế có tài trị quốc nổi tiếng của nhà Thanh. Ông băng hà năm 1799, hưởng thọ 89 tuổi. Sau khi cử hành tang lễ theo những nghi lễ trang trọng, thi hài hoàng đế Càn Long được mai táng trong Thanh Dụ Lăng với hàng ngàn báu vật quý giá.
Theo đó, lăng mộ của hoàng đế Càn Long chất đầy vàng bạc, châu báu trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Năm 1928, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu đã tìm cách đột nhập vào bên trong lăng mộ để cướp báu vật rồi đem bán lấy tiền tiêu xài.
Tuy nhiên, Tôn Điện Anh và đồng bọn không dễ dàng tiến vào bên trong bởi địa cung của Thanh Dụ Lăng có những lớp cửa đá rất kiên cố.
Ba lớp cửa đầu tiên nhóm mộ tặc dễ dàng mở được. Đến lớp cửa đá thứ 4, chúng dùng mọi cách mà không thể mở được.
Cuối cùng, nhóm của Tôn Điện Anh dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn để phá cửa. Nhờ vậy, nhóm trộm mộ tiến vào bên trong Thanh Dụ Lăng để vơ vét báu vật.
Tuy nhiên, ngay khi bước vào bên trong địa cung nơi chôn cất Càn Long, Tôn Điện Anh và đồng bọn sợ hãi khi thấy sự việc kỳ lạ, rùng rợn đó là quan tài nặng hàng tấn của vua Càn Long "tự di chuyển" đến vị trí gần cửa lăng mộ.
Dù vô cùng sợ hãi nhưng nhóm trộm mộ của Tôn Điện Anh vẫn cố gắng vơ vét báu vật rồi nhanh chóng tháo chạy.
Về sau, Thanh Dụ Lăng được tu sửa và quan tài của vua Càn Long được đặt về vị trí cũ. Thế nhưng, sự việc kỳ bí này lại xảy ra một lần nữa khi các nhân viên của Văn phòng Bảo tồn Di tích Văn hóa của Thanh Dụ Lăng mở cửa lăng mộ để kiểm tra.
Các nhân viên phát hiện quan tài của hoàng đế Càn Long lại "tự đi" tới gần cánh cửa mộ trong khi 5 quan tài khác chứa di hài của 5 phi tần vẫn ở ngay ngắn vị trí cũ.
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải vì sao quan tài nặng hàng tấn của vua Càn Long có thể di chuyển từ vị trí ban đầu đến gần cửa như vậy.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.
Tâm Anh (TH)