Dự án 'khủng' của Trung Quốc: Săn tìm hành tinh giống hệt Trái đất

Trung Quốc đang triển khai dự án có tên Earth 2.0 với mục tiêu tìm kiếm hành tinh giống hệt Trái đất nhưng nằm ở bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Theo tạp chí Nature, dự án có tên Earth 2.0 đang được Trung Quốc triển khai nhằm tiếp nối các thành công đã đạt được trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. Mục tiêu của dự án là nhằm tìm kiếm hành tinh giống hệt Trái đất nhưng nằm ở bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Theo tạp chí Nature, dự án có tên Earth 2.0 đang được Trung Quốc triển khai nhằm tiếp nối các thành công đã đạt được trong lĩnh vực khoa học vũ trụ. Mục tiêu của dự án là nhằm tìm kiếm hành tinh giống hệt Trái đất nhưng nằm ở bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Giới chức trách và các chuyên gia Trung Quốc hy vọng dự án Earth 2.0 sẽ có thể khắc phục được những gì mà kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chưa thực hiện được. Đó là việc tìm thấy những hành tinh tương tự Trái đất có thể tồn tại sự sống.

Giới chức trách và các chuyên gia Trung Quốc hy vọng dự án Earth 2.0 sẽ có thể khắc phục được những gì mà kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) chưa thực hiện được. Đó là việc tìm thấy những hành tinh tương tự Trái đất có thể tồn tại sự sống.

Trên thực tế, kính viễn vọng Kepler mới chỉ giúp các nhà khoa học phát hiện được hơn 5.000 hành tinh. Tuy nhiên, đến nay, họ chưa tìm ra hành tinh nào có tồn tại các yếu tố giúp duy trì sự sống như Trái đất. Vì vậy, Trung Quốc đẩy mạnh việc thực hiện dự án Earth 2.0 với hy vọng sẽ đạt được những kết quả khả quan trong tương lai gần.

Trên thực tế, kính viễn vọng Kepler mới chỉ giúp các nhà khoa học phát hiện được hơn 5.000 hành tinh. Tuy nhiên, đến nay, họ chưa tìm ra hành tinh nào có tồn tại các yếu tố giúp duy trì sự sống như Trái đất. Vì vậy, Trung Quốc đẩy mạnh việc thực hiện dự án Earth 2.0 với hy vọng sẽ đạt được những kết quả khả quan trong tương lai gần.

Dự án Earth 2.0 của Trung Quốc gồm 1 vệ tinh có khả năng mang theo 7 kính viễn vọng nhằm quan sát và khám phá các hành tinh. Trong số này, 6 kính thiên văn cùng quan sát khoảng 1,2 triệu ngôi sao trên bầu trời rộng 500 độ vuông (tức rộng hơn khoảng 5 lần so với tầm nhìn của kính viễn vọng Kepler).

Dự án Earth 2.0 của Trung Quốc gồm 1 vệ tinh có khả năng mang theo 7 kính viễn vọng nhằm quan sát và khám phá các hành tinh. Trong số này, 6 kính thiên văn cùng quan sát khoảng 1,2 triệu ngôi sao trên bầu trời rộng 500 độ vuông (tức rộng hơn khoảng 5 lần so với tầm nhìn của kính viễn vọng Kepler).

Thêm nữa, 6 kính thiên văn nằm trong khuôn khổ dự án Earth 2.0 cũng sẽ được dùng để quan sát chòm sao Cygnus - Lyra.

Thêm nữa, 6 kính thiên văn nằm trong khuôn khổ dự án Earth 2.0 cũng sẽ được dùng để quan sát chòm sao Cygnus - Lyra.

Kính viễn vọng thứ 7 thuộc dự án Earth 2.0 được sử dụng để khảo sát các hành tinh "giả" (có nghĩa là những hành tinh tự do và không xoay quanh bất kỳ ngôi sao nào), cũng như trung tâm dải Ngân hà.

Kính viễn vọng thứ 7 thuộc dự án Earth 2.0 được sử dụng để khảo sát các hành tinh "giả" (có nghĩa là những hành tinh tự do và không xoay quanh bất kỳ ngôi sao nào), cũng như trung tâm dải Ngân hà.

Theo các thông tin được công bố, dự án Earth 2.0 được Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc cung cấp kinh phí.

Theo các thông tin được công bố, dự án Earth 2.0 được Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc cung cấp kinh phí.

Nhà thiên văn học Jian Ge là thành viên dự án Earth 2.0 tại Đài quan sát thiên văn Thượng Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết Nếu dự án này thành công thì kính viễn vọng thứ 7 sẽ là kính viễn vọng khuếch đại hấp dẫn đầu tiên hoạt động trong không gian.

Nhà thiên văn học Jian Ge là thành viên dự án Earth 2.0 tại Đài quan sát thiên văn Thượng Hải thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết Nếu dự án này thành công thì kính viễn vọng thứ 7 sẽ là kính viễn vọng khuếch đại hấp dẫn đầu tiên hoạt động trong không gian.

Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, các chuyên gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện bản thiết kế ban đầu cho vệ tinh của dự án. Theo dự kiến, các thiết kế cuối cùng sẽ hoàn tất và được các chuyên gia đánh giá vào tháng 6 tới đây.

Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, các chuyên gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện bản thiết kế ban đầu cho vệ tinh của dự án. Theo dự kiến, các thiết kế cuối cùng sẽ hoàn tất và được các chuyên gia đánh giá vào tháng 6 tới đây.

Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như kế hoạch thì dự án Earth 2.0 sẽ được triển khai và tiến hành phóng tên lửa Trường Chinh vào cuối năm 2026.

Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như kế hoạch thì dự án Earth 2.0 sẽ được triển khai và tiến hành phóng tên lửa Trường Chinh vào cuối năm 2026.

Mời độc giả xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Nature)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/du-an-khung-cua-trung-quoc-san-tim-hanh-tinh-giong-het-trai-dat-1689088.html