Dự đoán 'cái kết buồn' khi tiêm kích F-22 Mỹ chạm trán J-20 Trung Quốc

Là những chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tiên tiến nhất hiện nay, việc đặt lên bàn cân giữa những chiếc tiêm kích hàng đầu hai nền quốc phòng bậc nhất thế giới là J-20 của Trung Quốc và F-22, F-35 của Mỹ đã tốn không ít giấy mực của giới quan sát.

 Tiêm kích tàng hình J-20 là một tiêm kích phản lực hai động cơ thế hệ thứ năm do Trung Quốc phát triển, có chuyến bay đầu tiên năm 2011 và đã được đưa vào biên chế Không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) từ năm 2018, đây cũng chính là tiêm kích hiện đại nhất hiện nay của lực lượng này. Ảnh: Biên đội hai chiếc J-20 bay huấn luyện.

Tiêm kích tàng hình J-20 là một tiêm kích phản lực hai động cơ thế hệ thứ năm do Trung Quốc phát triển, có chuyến bay đầu tiên năm 2011 và đã được đưa vào biên chế Không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) từ năm 2018, đây cũng chính là tiêm kích hiện đại nhất hiện nay của lực lượng này. Ảnh: Biên đội hai chiếc J-20 bay huấn luyện.

Việc đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình cũng không thể tránh khỏi những so sánh từ chuyên gia quân sự về việc J-20 hơn thua thế nào nếu đối đầu trực tiếp với F-22, F-35 của Mỹ. Hiện nay cuộc đua tiêm kích thế hệ thứ năm mới chỉ là cuộc đua song mã giữa Mỹ - Trung, trong khi mẫu Su-57 của Nga vẫn chưa được chính thức tiếp nhận vào trang bị. Ảnh: Tiêm kích J-20 trong trạng thái mở khoang tên lửa.

Việc đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình cũng không thể tránh khỏi những so sánh từ chuyên gia quân sự về việc J-20 hơn thua thế nào nếu đối đầu trực tiếp với F-22, F-35 của Mỹ. Hiện nay cuộc đua tiêm kích thế hệ thứ năm mới chỉ là cuộc đua song mã giữa Mỹ - Trung, trong khi mẫu Su-57 của Nga vẫn chưa được chính thức tiếp nhận vào trang bị. Ảnh: Tiêm kích J-20 trong trạng thái mở khoang tên lửa.

Trong triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2018, J-20 đã có một màn trình diễn đầy ấn tượng với việc phô bày dàn vũ khí nguy hiểm của nó bao gồm tên lửa không-đối-không tầm xa PL-15 (trong khoang) và tên lửa không-đối-không tầm gần tầm ngắn PL-10 (gắn hai bên) vô cùng uy lực. Ảnh: Cận cảnh dàn tên lửa của J-20 tại triển lãm.

Trong triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2018, J-20 đã có một màn trình diễn đầy ấn tượng với việc phô bày dàn vũ khí nguy hiểm của nó bao gồm tên lửa không-đối-không tầm xa PL-15 (trong khoang) và tên lửa không-đối-không tầm gần tầm ngắn PL-10 (gắn hai bên) vô cùng uy lực. Ảnh: Cận cảnh dàn tên lửa của J-20 tại triển lãm.

Có thể thấy rằng, về hình dáng bề ngoài, công nghệ và tính năng của dòng J-20 và F-22 là ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đánh giá cao sức mạnh của F-22 hơn bởi kỹ năng tác chiến của phi công Mỹ cùng sự hoài nghi về công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích J-20 và F-22, có thể thấy bề ngoài của hai dòng máy bay này khá tương đồng.

Có thể thấy rằng, về hình dáng bề ngoài, công nghệ và tính năng của dòng J-20 và F-22 là ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đánh giá cao sức mạnh của F-22 hơn bởi kỹ năng tác chiến của phi công Mỹ cùng sự hoài nghi về công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Tiêm kích J-20 và F-22, có thể thấy bề ngoài của hai dòng máy bay này khá tương đồng.

Tuy nhiên, về vũ khí đối không, ưu thế đã nghiêng về phía Trung Quốc. Trong đó sức mạnh chính thuộc về tên lửa không-đối-không tầm xa PL-15. PL-15 là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động do Trung Quốc phát triển với tốc độ tối đa Mach 4, gia nhập biên chế Không quân Trung Quốc từ năm 2016. Tên lửa được trang bị trên các dòng tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc như J-10, J-16 và J-20. Ảnh: Cận cảnh 4 tên lửa PL-15 trong khoang thân máy bay J-20.

Tuy nhiên, về vũ khí đối không, ưu thế đã nghiêng về phía Trung Quốc. Trong đó sức mạnh chính thuộc về tên lửa không-đối-không tầm xa PL-15. PL-15 là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động do Trung Quốc phát triển với tốc độ tối đa Mach 4, gia nhập biên chế Không quân Trung Quốc từ năm 2016. Tên lửa được trang bị trên các dòng tiêm kích hiện đại nhất của Trung Quốc như J-10, J-16 và J-20. Ảnh: Cận cảnh 4 tên lửa PL-15 trong khoang thân máy bay J-20.

Theo ước tính, tầm bắn của PL-15 là khoảng 300km, trong khi loại tên lửa Không-đối-không tầm trung chủ lực của Mỹ hiện nay là AIM-120 AMRAAM chỉ có tầm bắn khoảng 180km. Dù cho hiện nay Mỹ đã đưa vào sử dụng phiên bản AIM-120 D mới nhất, tuy nhiên sự thua kém về tầm bắn vẫn là rõ rệt. Ảnh: Tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

Theo ước tính, tầm bắn của PL-15 là khoảng 300km, trong khi loại tên lửa Không-đối-không tầm trung chủ lực của Mỹ hiện nay là AIM-120 AMRAAM chỉ có tầm bắn khoảng 180km. Dù cho hiện nay Mỹ đã đưa vào sử dụng phiên bản AIM-120 D mới nhất, tuy nhiên sự thua kém về tầm bắn vẫn là rõ rệt. Ảnh: Tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

Về tên lửa không-đối-không tầm ngắn, sự cân bằng đã quay lại. Tên lửa PL-10 của Trung Quốc là tên lửa dẫn đường hồng ngoại tầm ngắn, có tầm bắn dự kiến khoảng 20-22km, tương đương với AIM-9X của Mỹ đã bán cho Đài Loan cũng như đang được trang bị trên các tiêm kích hiện đại của Mỹ. Ảnh: Tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ.

Về tên lửa không-đối-không tầm ngắn, sự cân bằng đã quay lại. Tên lửa PL-10 của Trung Quốc là tên lửa dẫn đường hồng ngoại tầm ngắn, có tầm bắn dự kiến khoảng 20-22km, tương đương với AIM-9X của Mỹ đã bán cho Đài Loan cũng như đang được trang bị trên các tiêm kích hiện đại của Mỹ. Ảnh: Tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ.

Dẫu vậy, các tên lửa của Trung Quốc lại được áp dụng công nghệ chống nhiễu tiên tiến nhất hiện nay do sự ra đời sau tên lửa Mỹ rất lâu. Điều đó cho thấy tên lửa Mỹ hiện nay dễ tổn thương hơn trước các công nghệ gây nhiễu kỹ thuật số hiện đại. Ảnh: Tiêm kích J-20 Trung Quốc và F-35 Mỹ.

Dẫu vậy, các tên lửa của Trung Quốc lại được áp dụng công nghệ chống nhiễu tiên tiến nhất hiện nay do sự ra đời sau tên lửa Mỹ rất lâu. Điều đó cho thấy tên lửa Mỹ hiện nay dễ tổn thương hơn trước các công nghệ gây nhiễu kỹ thuật số hiện đại. Ảnh: Tiêm kích J-20 Trung Quốc và F-35 Mỹ.

Theo tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” của Trung Quốc thì nước này đã chế tạo được hơn 50 chiếc tiêm kích tàng hình J-20 tính đến năm 2019. Ảnh: Cận cảnh buồng lái 1 chỗ ngồi của J-20

Theo tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” của Trung Quốc thì nước này đã chế tạo được hơn 50 chiếc tiêm kích tàng hình J-20 tính đến năm 2019. Ảnh: Cận cảnh buồng lái 1 chỗ ngồi của J-20

J-20 hiện nay đích thị là một đối thủ nguy hiểm, xứng tầm với những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Mỹ như F-22, F-35 thậm chí còn nhỉnh hơn về một số mặt. Trong những năm gần đây, công nghệ vũ khí Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc và nổi trội, có thể nói rằng không thể xem thường những gì mà nước này đã và đang làm được. Ảnh: Tiêm kích J-20.

J-20 hiện nay đích thị là một đối thủ nguy hiểm, xứng tầm với những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Mỹ như F-22, F-35 thậm chí còn nhỉnh hơn về một số mặt. Trong những năm gần đây, công nghệ vũ khí Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc và nổi trội, có thể nói rằng không thể xem thường những gì mà nước này đã và đang làm được. Ảnh: Tiêm kích J-20.

Video Chim ăn thịt - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/du-doan-cai-ket-buon-khi-tiem-kich-f-22-my-cham-tran-j-20-trung-quoc-1403361.html