Đừng để con bị thiệt thòi khi mẹ nhiễm HIV và thiếu hiểu biết
Sinh con ra, chị Quyên không bế con mà yêu cầu gia đình chăm sóc riêng và từ chối cho con bú. Thiếu nguồn sữa và sự chăm sóc của mẹ đứa bé ngày càng gầy và xanh xao.
U XƠ TỬ CUNG gây đau bụng, rong kinh, dùng nhiều cách mà không đỡ- Áp dụng ngay bí kíp này
Chị Quyên sinh năm 1990, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 2015 chị lang thang lên Hà Nội kiếm sống và rơi vào cạm bẫy, trở thành gái bán dâm. Được 2 năm, chị Quyên thấy sức khỏe yếu nên bỏ nghề chuyển sang bán bỏng ngô dạo. Cũng chính lúc này, chị phát hiện mình có thai với khách làng chơi. Vì cái thai đã lớn nên chị Quyên quyết định không mạo hiểm tính mạng mình để phá thai, chị về quê nương nhờ gia đình.
Khi có thai được 8 tháng chị mới đến bệnh viện làm các xét nghiệm để chuẩn bị cho việc sinh đẻ. Kết quả dương tính với HIV khiến chị choáng váng. Được các bác sỹ và gia đình động viên, chị gắng gượng sống tiếp để sinh con với hy vọng đứa bé sẽ không bị nhiễm HIV. Thế nhưng bằng phương pháp xét nghiệm AND, con chị cũng nhiễm HIV từ mẹ. Thất vọng, chị Quyên tính tìm đến cái chết cùng đứa con trong bụng nhưng bao nhiêu lần chuẩn bị chị đều không đủ can đảm.
Đến ngày sinh con ra, chị Quyên không chịu cho con bú sữa mẹ vì chị nghĩ thằng bé khi mới sinh bị nhiễm HIV “nhẹ” hơn, nếu cho con bú chị sẽ làm con bị nhiễm bệnh “nặng” hơn nên chị nhất quyết từ chối. Không còn cách nào, gia đình chị đành phải chăm sóc con chị bằng cách “nuôi bộ” cho uống sữa ngoài.
Được hơn 1 tuần, đứa bé rất ốm yếu, hay quấy khóc và không tăng cân, cũng không chịu uống sữa công thức pha. Thằng bé cứ khóc ngằn ngặt và xanh xao. Nghĩ rằng nhiễm HIV là “hết thuốc chữa”, chị Quyên chán nản và bị trầm cảm nặng, chỉ muốn hai mẹ con sớm gặp nhau ở “suối vàng” nên chỉ biết ôm con khóc.
Lo lắng cho tính mạng của mẹ con chị, gia đình đã đưa con chị đi khám. Bác sỹ cho biết, việc cho con bị nhiễm HIV bú sữa mẹ bị nhiễm HIV không làm bệnh của trẻ nặng hơn mà trẻ nhiễm HIV càng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất có các yếu tố chống nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn.
Cũng may sau một tuần vắt sữa bỏ đi, chị Quyên vẫn có thể cho con bú trở lại. Thằng bé dần dần hồng hào và khỏe mạnh, ngoan ngoãn, ít khi quấy khóc. Trong suốt 6 tháng ăn uống đủ chất để con con bú, chị Quyên cũng thấy vui vẻ trở lại, tinh thần tốt hơn trước bởi chị cảm nhận được sự thiêng liêng của tình mẹ và thiên chức của người mẹ được chăm sóc con.
Sau 6 tháng, bé nặng 8kg, phát triển bình thường như những đứa trẻ khác khiến chị Quyên tràn đầy hy vọng. Một ngày nào đó con chị sẽ lớn lên khỏe mạnh và trong tương lai không xa sẽ có thuốc chữa căn bệnh này.
Ngoài ra chị còn thường xuyên đưa con đến khám, tư vấn bác sỹ và tìm hiểu cách chăm sóc trẻ nhiễm HIV để con chị luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt. Và điều quan trọng nhất là chị đã biết cách giữ cho bản thân mình cách sinh hoạt điều độ và vui vẻ để kéo dài cuộc sống để còn chăm sóc con.
Chỉ vì thiếu hiểu biết mà suýt chút nữa con chị đã gặp nguy hiểm từ cách xử lý của mẹ.