G7 bác bỏ yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp Nga

Hôm qua (28/3), nhóm Bảy nền kinh tế lớn (G7) đã nhất trí từ chối yêu cầu của Nga về việc thanh toán xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng rúp.

Theo Bộ trưởng năng lượng của Đức, Robert Habeck, "tất cả các bộ trưởng G-7 hoàn toàn đồng ý rằng đây là sự vi phạm đơn phương giữa thỏa thuận mua bán và rõ ràng đối với các hợp đồng hiện có" về khí đốt tự nhiên, được phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp điện".

Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) tham dự cuộc tranh luận về ngân sách trong khuôn khổ cuộc họp của Quốc hội liên bang Đức tại Đức. Ảnh: Michael Kappeler/AP.

Các bộ trưởng năng lượng của Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada đã họp qua hội nghị truyền hình và tái khẳng định rằng các hợp đồng "phải được tôn trọng", với hầu hết các yêu cầu thanh toán hóa đơn phải được thực hiện bằng đồng euro hoặc đô la.

"Việc thanh toán bằng đồng rúp là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ thúc giục các công ty bị ảnh hưởng bởi điều này không tuân thủ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin", ông Habeck nói.

Được biết, vào tuần trước, ông Putin tuyên bố rằng Nga sẽ yêu cầu các nước "không thân thiện" chỉ thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng tiền của Nga, chỉ thị ngân hàng trung ương đưa ra một phương pháp tối ưu để người mua có được đồng rúp ở Nga. Với lo ngại rằng chỉ thị này có thể là dấu hiệu báo trước cho việc ngừng hoạt động mua bán khí đốt tự nhiên, tất nhiên sẽ phá vỡ nền kinh tế châu Âu và gây tổn hại đến tài chính của Nga.

Các nhà kinh tế học cho biết động thái này dường như nhằm hỗ trợ đồng rúp - đồng tiền đã giảm giá trị so với các đồng tiền khác kể từ khi khi xung đột nổ ra, khiến các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Moscow.

Khi được hỏi trước đó vào thứ Hai (28/3) rằng liệu Nga có cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho các quốc gia châu Âu nếu họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định trong một cuộc gọi hội nghị rằng "rõ ràng chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí." Peskov nói thêm: “Trong hoàn cảnh của chúng tôi, việc tham gia từ thiện cho châu Âu là điều khó khả thi".

Bên cạnh đó, khi được hỏi về việc nếu Nga cắt nguồn cung đến nước này thì bộ trưởng năng lượng của Đức chia sẻ, "Chúng tôi đã lên kế hoạch cho tất cả các tình huống."

Ông Habeck nói rằng: "Yêu cầu của Putin là chuyển đổi các hợp đồng sang đồng rúp điều đó đồng nghĩa là ông ấy tự đưa nước mình “vào ngõ cụt”.

Được biết, Nga yêu cầu thanh toán hóa đơn khí đốt bằng đồng rúp để tài trợ cho cuộc chiến trong nước của mình, chẳng hạn như các khoản thanh toán cho quân đội.

Nga với các quốc gia phương Tây là mối quan hệ song song: Nga bán dầu, khí để chi trả cho các ngành công nghiệp và chính phủ, phương Tây phụ thuộc vào Nga với 40% khí đốt và 25% dầu để duy trì hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Các ước tính về tác động của việc tẩy chay hoặc cấm vận khí đốt đối với châu Âu là khác nhau, nhưng phần lớn liên quan đến sự mất mát đáng kể về sản lượng kinh tế, đặc biệt là kể từ sau chiến tranh và kết quả là giá năng lượng và nguyên liệu thô đã đè nặng lên nền kinh tế châu Âu. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho phép có ngoại lệ đối với các khoản thanh toán cho dầu và khí đốt, bất chấp thực tế là Mỹ đã cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Theo nhà kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế: Yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Putin "chủ yếu là để trưng bày." "Nó không ảnh hưởng đến các giao dịch cơ bản," Brooks giải thích. "Ngoài lề, tôi sẽ gọi đây là một \'bàn thắng riêng\' của Putin, bởi vì nó làm tăng sự tập trung của Tây Âu vào việc mua khí đốt và có khả năng làm tăng tỷ lệ ngừng nhập khẩu."

Lê Na (Theo AP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/g7-bac-bo-yeu-cau-thanh-toan-khi-dot-bang-dong-rup-nga-post187611.html