Ghé thăm đền Borobudur - một trong những di tích Phật giáo vĩ đại nhất trên thế giới

Nằm tại đảo Java, đền Borobudur là một trong những di tích Phật giáo vĩ đại nhất trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Indonesia. Đây cũng là một trong 5 điểm đến du lịch được ưu tiên đầu tư phát triển của 'xứ sở vạn đảo'.

Nằm tại đảo Java, Indonesia - nơi có tới 95% dân số theo Hồi giáo, đền Borobudur cách thành phố Yogyakarta 41km về phía Tây Bắc. Ảnh: Wikipedia

Nằm tại đảo Java, Indonesia - nơi có tới 95% dân số theo Hồi giáo, đền Borobudur cách thành phố Yogyakarta 41km về phía Tây Bắc. Ảnh: Wikipedia

Quần thể đền Borobudur là một trong những di tích Phật giáo vĩ đại nhất trên thế giới, được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 sau Công nguyên. Ảnh: UNESCO

Quần thể đền Borobudur là một trong những di tích Phật giáo vĩ đại nhất trên thế giới, được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9 sau Công nguyên. Ảnh: UNESCO

Trong tiếng Indonesia, Borobudur có nghĩa là "Tháp Phật trên đồi cao". Ảnh: UNESCO

Trong tiếng Indonesia, Borobudur có nghĩa là "Tháp Phật trên đồi cao". Ảnh: UNESCO

Đây là di tích Phật giáo lớn nhất trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Indonesia. Ảnh: indonesia-tourism

Đây là di tích Phật giáo lớn nhất trên thế giới và là niềm tự hào của người dân Indonesia. Ảnh: indonesia-tourism

Đền nằm giữa khu đồng bằng màu mỡ nhất của đảo Java và được bao quanh bởi 4 ngọn núi và quay mặt về phía Đông Bắc. Ảnh: indonesia.travel

Đền nằm giữa khu đồng bằng màu mỡ nhất của đảo Java và được bao quanh bởi 4 ngọn núi và quay mặt về phía Đông Bắc. Ảnh: indonesia.travel

Đền Borobudur tráng lệ được xây dựng gồm 3 tầng: Phần đế hình kim tự tháp với 5 bậc thang hình vuông đồng tâm, phần thân hình nón với 3 bệ tròn và trên đỉnh là 1 bảo tháp đồ sộ. Ảnh: UNESCO

Đền Borobudur tráng lệ được xây dựng gồm 3 tầng: Phần đế hình kim tự tháp với 5 bậc thang hình vuông đồng tâm, phần thân hình nón với 3 bệ tròn và trên đỉnh là 1 bảo tháp đồ sộ. Ảnh: UNESCO

Các bức tường và lan can được trang trí bằng những bức phù điêu tinh xảo, bao phủ tổng diện tích bề mặt là 2.500 m2. Ảnh: UNESCO

Các bức tường và lan can được trang trí bằng những bức phù điêu tinh xảo, bao phủ tổng diện tích bề mặt là 2.500 m2. Ảnh: UNESCO

Borobudur được trang trí bởi 2.672 tấm phù điêu được chạm khắc trên đá về cuộc đời của Đức Phật. Ảnh: UNESCO

Borobudur được trang trí bởi 2.672 tấm phù điêu được chạm khắc trên đá về cuộc đời của Đức Phật. Ảnh: UNESCO

Các phù điêu chia theo các chủ đề: Thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng. Ảnh: UNESCO

Các phù điêu chia theo các chủ đề: Thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng. Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Các phù điêu chia theo các chủ đề: Thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng. Ảnh: UNESCO

Các phù điêu chia theo các chủ đề: Thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng. Ảnh: UNESCO

Kiến trúc đền Borobudur được liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng xi măng hay bất kì chất liệu kết dính nào. Ảnh: UNESCO

Kiến trúc đền Borobudur được liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng xi măng hay bất kì chất liệu kết dính nào. Ảnh: UNESCO

Các công trình có cấu trúc giống như các khối xếp hình Lego ghép vào nhau. Ảnh: UNESCO

Các công trình có cấu trúc giống như các khối xếp hình Lego ghép vào nhau. Ảnh: UNESCO

Quần thể Borobudur đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991. Ảnh: UNESCO

Quần thể Borobudur đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991. Ảnh: UNESCO

Đền có 72 bảo tháp nhỏ và 1 bảo tháp chính. Ảnh: indonesia.travel

Đền có 72 bảo tháp nhỏ và 1 bảo tháp chính. Ảnh: indonesia.travel

Trong các bảo tháp và xung quanh đền có tổng cộng 504 bức tượng Phật. Ảnh: UNESCO

Trong các bảo tháp và xung quanh đền có tổng cộng 504 bức tượng Phật. Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Ảnh: UNESCO

Người dân tại đây tin rằng, nếu có thể chạm tay vào tượng Phật trong các bảo tháp thì sẽ gặp may mắn. Ảnh: UNESCO

Người dân tại đây tin rằng, nếu có thể chạm tay vào tượng Phật trong các bảo tháp thì sẽ gặp may mắn. Ảnh: UNESCO

Đền Bobobudur đã được phục hồi, trùng tu với sự giúp đỡ của UNESCO vào những năm 1970. Ảnh: UNESCO

Đền Bobobudur đã được phục hồi, trùng tu với sự giúp đỡ của UNESCO vào những năm 1970. Ảnh: UNESCO

Vào lễ Phật Đản hằng năm, từng đoàn người nối dài đến đây hành hương. Ảnh: UNESCO

Vào lễ Phật Đản hằng năm, từng đoàn người nối dài đến đây hành hương. Ảnh: UNESCO

Tại cuộc họp điều phối quốc gia ngày 21/12/2022 ở Toba, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno cho biết, Chính phủ nước này sẽ giải ngân khoản ngân sách bổ sung trị giá 15.000 tỷ rupiah (963 triệu USD) để phát triển 5 điểm đến du lịch ưu tiên trong 2 năm tới.

Với ngân sách bổ sung này, chính phủ đặt mục tiêu hoàn tất dự án phát triển 5 điểm du lịch ưu tiên gồm Hồ Toba ở tỉnh Bắc Sumatra, đền Borobudur ở tỉnh Trung Java, Labuan Bajo ở tỉnh Đông Nusa Tenggara, Mandalika ở tỉnh Tây Nusa Tenggara và Likupang ở tỉnh Bắc Sulawesi.

Nguồn: Wikipedia, UNESCO, indonesia.travel

N.Cường

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/ghe-tham-den-borobudur-mot-trong-nhung-di-tich-phat-giao-vi-dai-nhat-tren-the-gioi-179221227225837514.htm