Giá cà phê hôm nay 16/7/2023: Giá cà phê tăng phục hồi, quỹ đầu cơ quay lại mua vào; nhu cầu tăng từ thị trường Nga, Mỹ
6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới 38 thị trường trên thế giới. Trong đó, lượng cà phê xuất khẩu sang EU, Anh, Philippin… giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng bù lại các thị trường như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia, Mexico, Hàn Quốc… lại tăng mạnh.
Giá cà phê hôm nay 16/7/2023
Giá cà phê thế giới kỳ hạn chốt tuần này bằng một phiên tăng phục hồi trên cả hai sàn sau khi thông tin về tồn kho trên các sàn đều sụt giảm nghiêm trọng. Các báo cáo mới nhất về chỉ số nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực, khiến đồng USD sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi tăng thêm giá trị góp phần kích thích đầu cơ và các quỹ quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua nói chung.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào ngày 14/7, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 tăng 15 USD, giao dịch tại 2.540 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 tăng 5 USD, giao dịch tại 2.405 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 tăng mạnh 3,2 Cent, giao dịch tại 160,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 3,25 Cent, giao dịch tại 160,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Giá cà phê phái sinh đã thu hút dòng vốn đầu cơ phiên cuối tuần ngay sau báo cáo hàng tháng của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới và sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng tồn kho trên cả hai sàn do ICE quản lý và theo dõi việc cấp phát
Báo cáo tồn kho ICE – London ngày 13/7 đã giảm thêm 80 tấn khiến lượng tồn kho giảm liên tiếp xuống ở mức 54.270 tấn (khoảng 904.500 bao, bao 60 kg), giảm tới 12,65% so với một tuần trước đó.
Giá cà phê arabica cuối tuần qua còn nhận thêm sự "ủng hộ" từ tình hình thời tiết. Sau thông tin Viện Khí tượng Quốc gia (Inmet) dự báo một đợt không khí lạnh đi vào các vùng trồng cà phê ở miền Nam có khả năng gây ra sương giá nhẹ khiến các nhà sản xuất lo ngại vụ hoạch bị chậm lại và chất lượng hạt sụt giảm, arabica đã có một phiên giá tăng mạnh nhất kể từ đầu vụ thu hoạch mới ở Brazil. Đồng Real giảm cũng không ngăn cản được giá cà phê tăng đồng loạt tại thị trường nội địa Brazil do nhà nông không muốn bán hàng ra khi họ thu về số nội tệ ít hơn.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần này (ngày 15/7).
Đơn vị tính: VND/kg.
(Nguồn: Giacaphe.com)
Tất nhiên, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng qua với khối lượng đạt 385.895 tấn, trị giá 872,9 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 6,6% về trị giá. Thị trường này chiếm 38,3% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Trong khối EU, lượng cà phê xuất khẩu tới Đức giảm 5,5%, Tây Ban Nha giảm 26,6%, Bỉ giảm 52,5%. Tuy nhiên, một số thị trường khác tăng trưởng cao như: Italy (+20,5%), Hà Lan (+21,8%), Pháp (+28,3%)…
Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng cà phê xuất khẩu sang EU, Anh, Philippin… giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng bù lại các thị trường như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia, Mexico, Hàn Quốc… lại tăng mạnh.
Ngược lại, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Mỹ tăng tới 26,3% so với cùng kỳ lên mức 77.726 tấn, chiếm 7,7% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Ngoài ra, lượng cà phê xuất khẩu sang một số thị trường khác cũng tăng trưởng cao từ hai đến ba con số như: Nga tăng 19,7%; Algeria tăng 100,8%; Indonesia tăng 194,2%; Mexico tăng 77,3%; Hàn Quốc tăng 16,6%...