Giá heo hơi hôm nay 17/10: Tiếp tục giảm nhanh; Cần xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay vẫn giữ đà giảm nhanh trên cả nước. Tại miền Trung và miền Nam, mức 62.000 đồng/kg đã quay lại thị trường. Cần xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Giá heo hơi hôm nay 17/10: Tiếp tục giảm nhanh; Xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam. (Nguồn: Đào tạo bếp trưởng)

Giá heo hơi hôm nay 17/10: Tiếp tục giảm nhanh; Xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam. (Nguồn: Đào tạo bếp trưởng)

Giá heo hơi hôm nay 17/10:

*Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc:

Giá giao dịch heo hơi ghi nhận giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc trong phiên sáng nay.

Theo đó, ngoài Thái Nguyên, Thái Bình và Nam Định vẫn giữ giá 65.000 đồng/kg, thương lái tại các địa phương còn lại đang cùng thu mua tại 64.000 đồng/kg.

*Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cùng chiều giảm tại Đắk Lắk, Hà Tĩnh và Ninh Thuận.

Đáng chú ý, mức 62.000 đồng/kg đã xuất hiện tại Đắk Lắk. Đây hiện cũng là giá thấp nhất cả nước. Giá heo hơi tại các tỉnh còn lại dao động trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg.

*Giá heo hơi tại khu vực miền Nam

Thị trường miền Nam giảm 1 giá tại Bến Tre và Trà Vinh. Hiện tại, heo hơi tại khu vực này đang được mua bán trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.

Trong đó, Bến Tre là tỉnh duy nhất trong vùng ghi nhận giá 62.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM cùng mua bán tại giá 65.000 đồng/kg.

*Ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh nhưng còn thiếu tính bền vững. Do đó, cần thực hiện những giải pháp để chăn nuôi đi vào phát triển ổn định, bền vững hơn. Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam, đây cũng là cách thức xây dựng một tương lai xanh cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Ông Thanawat Tiensin, Giám đốc Ban Chăn nuôi và Thú y của FAO, đánh giá sản xuất, chăn nuôi là một phần quan trọng trong hệ thống thực phẩm nông sản, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, bao gồm suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu về các sản phẩm như thịt, trứng và sữa sẽ tăng 20% trong thời gian đó. Sản xuất, chăn nuôi bền vững bao gồm các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi làm thực phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

"Sản xuất, chăn nuôi bền vững thúc đẩy sự sẵn có lâu dài của hệ thống thực phẩm nông sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và góp phần tạo ra một tương lai bền vững và linh hoạt. Nó cũng giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cuối cùng góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn", ông Thanawat Tiensin nhìn nhận

Chuyên gia của FAO cũng đánh giá, để đạt được năng suất cao hơn với tác động ít hơn, trước tiên chúng ta phải ưu tiên nâng cao hiệu quả của hệ thống chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc tối ưu hóa chuyển đổi thức ăn, giảm lãng phí thức ăn, cải thiện sử dụng chất dinh dưỡng, giảm thiểu suy thoái đất và tài nguyên nước, giảm phát thải khí nhà kính và giảm suy thoái môi trường. Ngoài ra, cần ưu tiên áp dụng các phương thức chăn nuôi và nông nghiệp thông minh với khí hậu.

Quản lý hiệu quả phân trong chăn nuôi có thể làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, việc kết hợp cây xanh vào các hệ thống chăn nuôi thông qua các hoạt động như nông lâm kết hợp sinh thái có thể mang lại nhiều lợi ích. Các hệ thống nông lâm kết hợp cây cối, cây trồng làm thức ăn gia súc và chăn nuôi sẽ thúc đẩy đa dạng sinh học và tăng cường khả năng hấp thụ carbon.

Minh Hòa (tổng hợp)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-heo-hoi-hom-nay-1710-tiep-tuc-giam-nhanh-can-xay-dung-mot-tuong-lai-xanh-cho-nganh-chan-nuoi-viet-nam-290355.html