Giá lương thực vào năm tới dự báo giảm do sản lượng tăng
Liên Hợp Quốc và Tổ chức Phát triển hợp tác kinh tế cho biết trong một báo cáo rằng giá lương thực có thể giảm trước khi được duy trì bình ổn từ nay tới năm 2030.
Ảnh: Bloomberg
Bài liên quan
Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo Triều Tiên về tình trạng thiếu hụt lương thực
Chủ tịch Kim Jong Un kêu gọi giải quyết tình trạng căng thẳng về lương thực
Giá lương thực toàn cầu tăng trở lại, làm dấy lên lo ngại lạm phát
Người Palestine kêu gọi viện trợ lương thực trong bối cảnh bị không kích quyết liệt
Người tiêu dùng có thể được hỗ trợ từ việc giá thực phẩm giảm trong những năm tới khi nhu cầu tăng trưởng chậm và sản lượng tăng, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Liên Hợp Quốc.
Giá lương thực trước đó đã tăng lên mức cao nhất trong 9 năm vì nhu cầu của Trung Quốc tăng kèm theo những lo ngại về thời tiết.
Nhưng trong vài năm tới, giá sau khi điều chỉnh lạm phát có thể giảm trước khi được duy trì bình ổn đến năm 2030 khi nhu cầu tăng trưởng chậm và nguồn cung tăng, OECD và UN cho biết trong một báo cáo.
"Các chỉ số cơ bản cho thấy chúng ta đang không lâm vào một vòng xoáy tăng giá", ông Maximo Torero, Chuyên gia kinh tế trưởng của tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hợp Quốc, cho biết. "Nhu cầu sẽ tăng trưởng chậm lại".
Giá thực phẩm đã tăng trong 1 năm qua, khiến chi phí của tất cả mọi thứ từ bột pizza đến thịt và cà phê đều tăng giá. Điều đó có thể đẩy nhiều người vào nạn đói, trong khi các ngân hàng trung ương thắt chặt các biện pháp kích thích đối với các nền kinh tế khi lạm phát tăng trưởng quá nhanh.
Trong thập kỷ tới, nhu cầu hàng hóa nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 1,2% một năm, so với mức 2,2% trong một thập kỷ qua, OECD và UN cho biết.
Sản lượng có thể tăng 1,4%, được thúc đẩy bởi các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia thu nhập thấp sau khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, và phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sản lượng ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Trung Á sẽ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh chịu ràng buộc của các chính sách môi trường.
Trong thời gian ngắn hơn, nhiều đất nước sẽ mở cửa trở lại, việc đi lại cũng sẽ dễ dàng hơn và sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nhân công hiện tại.