Giá vàng hôm nay 29/6: Chịu nhiều áp lực, vàng vẫn vững trên ngưỡng nhạy cảm
Giá vàng hôm nay 29/6 trên thị trường quốc tế vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce bất chấp đồng USD quay đầu tăng nhanh. Sức cầu đối với mặt hàng kim loại quý vẫn lớn.
Giá vàng trong nước
Tính tới 14h40' ngày 29/6, giá vàng 9999 của SJC tăng 50 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng. Cụ thể, giá vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:
Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 14h40' ngày 29/6
Mở cửa thị trường ngày 29/6, giá vàng 9999 hôm nay của SJC tại Hà Nội tăng 50 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết thúc phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, lúc 9h30' ngày 29/6, vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:
Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 9h30' ngày 29/6
Kết thúc phiên giao dịch 28/6, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 68,05 triệu đồng/lượng - 68,77 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 67,97 triệu đồng/lượng - 68,65 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 68,05 triệu đồng/lượng - 68,75 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 67,95 triệu đồng/lượng - 68,65 triệu đồng/lượng
SJC Đà Nẵng: 68,05 triệu đồng/lượng - 68,77 triệu đồng/lượng
Doji Đà Nẵng: 67,95 triệu đồng/lượng - 68,65 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Tới 9h40' hôm nay (ngày 29/6, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.822,1 USD/ounce, giảm 1,9 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 7 trên sàn Comex New York ở mức 1.822,6 USD/ounce, giảm 3,4 USD/ounce so với đêm qua.
Diễn biến giá vàng thế giới
Đêm 28/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.824 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.826 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 28/6 cao hơn khoảng 0,2% (3 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 28/6.
Giá vàng vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Giá vàng trên thị trường quốc tế vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce bất chấp đồng USD quay đầu tăng nhanh. Sức cầu đối với mặt hàng kim loại quý vẫn lớn.
Vàng chịu nhiều áp lực trong thời gian gần đây nhưng giá giảm không nhiều. Mặt hàng kim loại quý vẫn được hỗ trợ bởi sức cầu đối với các loại tài sản an toàn khi lạm phát ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua và các nền kinh tế đối mặt với khả năng suy thoái.
Trong tháng 5, Trung Quốc tăng mạnh nhập vàng thông qua Hong Kong sau khi gián đoạn trong tháng trước đó vì các lệnh phong tỏa liên quan tới đại dịch Covid.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc nới lỏng các lệnh hạn chế vì Covid lại là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới vàng. Giới đầu tư có xu hướng tìm tới các loại tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu Mỹ và nhiều nước với kỳ vọng thông tin Trung Quốc mở dần lại các hoạt động kinh tế.
Vàng tăng trở lại khi mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng giá.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) dự kiến hạ dự báo nguồn dầu dư thừa trên thị trường trong năm nay. Theo Reuters, OPEC+ ước tính dư cung dầu sẽ vào khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó là 1,4 triệu thùng/ngày.
Dự báo giá vàng
Vàng hiện chịu những tác động trái chiều và có xu hướng đi ngang. Mặt hàng này được dự báo khó có thể bứt phá. Đa số các chuyên gia đưa ra quan điểm trung lập về xu hướng giá của mặt hàng kim loại quý này.
Sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân đối với vàng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Tâm lý lạc quan của nhóm này xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Vàng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi dòng tiền tìm đến các loại hàng hóa khác như dầu, thực phẩm.
Hiện, vàng vẫn được hỗ trợ mạnh ở ngưỡng 1.806 USD/ounce theo phân tích kỹ thuật.