Giải mã lý do hãng lọc dầu lớn nhất Trung Quốc không quan tâm dầu giá rẻ của Nga

Hôm 9/5, giám đốc tài chính Chai Shouping đã tuyên bố trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh Q1/2022 rằng công ty PetroChina không quan tâm đến việc lấy hàng hóa dầu và khí đốt giá rẻ của Nga, thay vào đó chỉ nhập khẩu các lô dầu đã kí kết trước đó.

Trong khi đó, do các lệnh trừng phạt và các cân nhắc khác đã khiến các thỏa thuận của PetroChina đối với hàng hóa Nga chịu ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn bình thường, và các lô hàng này sẽ được thanh toán bằng đô la Mỹ hoặc Euro, theo ông Chai.

Ông Chai nói thêm, tuy nhiên các hợp đồng dài hạn đang thực hiện với Nga vẫn đang tiến hành và hoạt động bình thường.

CNPC là tập đoàn dầu khí lớn nhất tại Trung Quốc và là một trong những "gã khổng lồ" trên thị trường năng lượng. Ảnh: Internet

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) - công ty mẹ của PetroChina, hiện vẫn có các thỏa thuận dài hạn để nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên (LNG) với các gã khổng lồ năng lượng Nga Rosneft, Transneft, Gazprom và Arctic LNG 2.

Theo hồ sơ của họ với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 4, CNPC đã bán lại và sẽ tiếp tục bán lại toàn bộ hoặc một phần chính dầu thô nhập khẩu theo các thỏa thuận về dầu thô của công ty.

Theo dữ liệu của cơ quan phân tích S&P Global Commodity, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã đồng ý mua 800.000 thùng/ngày dầu thô từ Nga, chiếm khoảng 40% tổng dòng dầu thô của Trung Quốc từ nhà cung cấp ngoài OPEC.

Do xung đột Nga-Ukraine, chênh lệch giá dầu ESPO giao ngay của Nga so với Dubai đã chuyển sang trạng thái tiêu cực kể từ ngày 4/3 trên cơ sở FOB Kozmino và hiện được định giá giảm ở mức 23 USD/ thùng vào ngày 6/5.

Trong khi mức chiết khấu cho lô hàng tàu Suezmax của Urals so với dầu thô Brent vẫn ở mức $ 36,615/b vào ngày 5/5.

Cung và cầu sản phẩm dầu

"Tồn kho sản phẩm dầu của PetroChina đang ở mức khá cao so với đầu năm 2022" trong lĩnh vực lọc dầu, theo Phó chủ tịch cấp cao Ren Lixin.

Các biện pháp của Trung Quốc nhằm kiểm soát chặt chẽ để đối phó với đợt bùng phát COVID-19 hiện tại đã cản trở nhu cầu sản phẩm dầu trong nước.

Để bù đắp cho lượng hàng tồn kho cao, PetroChina đã phải giảm tỷ lệ sử dụng lọc dầu xuống 74% trong tháng 4 từ mức 75% của tháng trước.

"Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ được duy trì trong một phạm vi thích hợp trong suốt năm 2022." Wang Hua, giám đốc tài chính của PetroChina cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng tiêu thụ sản phẩm dầu sẽ tăng so với năm ngoái.

Thế nhưng, ông Wang lưu ý rằng nhu cầu đối với các sản phẩm dầu trong Q1 không đổi, có thể nhích hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái nếu tình hình hiện tại khả quan hơn.

S&P Global’s Platts Analytics ước tính rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2 và nói rằng không chắc liệu mức giảm trong quý 2 có được bù đắp được hay không nếu Bắc Kinh tiếp tục kiên định với chính sách không khoan nhượng với COVID.

Doanh thu bán thấp hơn, nhưng có triển vọng

Theo giám đốc điều hành cấp cao của công ty, PetroChina đã bán được 60,6 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên tại thị trường nội địa trong quý đầu tiên của năm 2022, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mức tăng tích cực, nhưng thấp hơn khoảng 14,6% mức bán được ghi nhận trong cùng thời điểm năm ngoái. Thế nhưng, đây là tín hiệu tích cực nhất trong Q1/2022.

Trong ba tháng đầu năm 2022, PetroChina đã mua 21,2 Bcm khí tự nhiên, bao gồm khí đốt đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), với lợi nhuận ròng đạt 3,47 tỷ Nhân dân tệ.

Theo tính toán của S&P Global Commodity Insights, dựa trên số liệu thống kê lịch sử của công ty, khối lượng tăng 2,3 Bcm, tương đương 12,2% so với 18,9 Bcm mà PetroChina nhập khẩu trong cùng kỳ năm trước.

Lê Na (Theo HSNW)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/giai-ma-ly-do-hang-loc-dau-lon-nhat-trung-quoc-khong-quan-tam-dau-gia-re-cua-nga-post193574.html