Giải mã thông điệp đặc biệt tàu Ấn Độ gửi về từ Mặt Trăng

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mới thông báo robot tự hành Pragyan xác nhận sự tồn tại của lưu huỳnh và nhiều nguyên tố khác gần cực nam Mặt Trăng. Đồng thời, Pragyan đã gửi thông điệp từ Mặt Trăng về Trái Đất.

Robot tự hành Pragyan đã lăn bánh xuống khỏi cầu dẫn trên trạm đổ bộ Vikram trong nhiệm vụ Chandrayan-3 sau khi hạ cánh gần cực nam Mặt Trăng vào ngày 23/8 vừa qua. Trong thông báo ngày 29/8, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho hay, Pragyan đã tìm thấy lưu huỳnh, sắt, canxi, crôm, titan, mangan, oxy và silicon trên bề mặt Mặt Trăng.

Robot tự hành Pragyan đã lăn bánh xuống khỏi cầu dẫn trên trạm đổ bộ Vikram trong nhiệm vụ Chandrayan-3 sau khi hạ cánh gần cực nam Mặt Trăng vào ngày 23/8 vừa qua. Trong thông báo ngày 29/8, Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho hay, Pragyan đã tìm thấy lưu huỳnh, sắt, canxi, crôm, titan, mangan, oxy và silicon trên bề mặt Mặt Trăng.

Không những vậy, robot tự hành Pragyan còn gửi thông điệp từ Mặt Trăng về Trái Đất. Thông điệp này đã được đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây là Twitter) từ tài khoản có tên LVM3-M4/SỨ MỆNH CHANDRAYAAN với nội dung: "Xin chào người Trái Đất! Pragyan của Chandrayaan-3. Mong là mọi việc đều ổn. Thông báo cho mọi người biết rằng, tôi đang trên đường khám phá những bí mật của Mặt Trăng. Tôi và bạn Vikram đang liên lạc chặt chẽ với nhau. Sức khỏe của chúng tôi ổn. Kết quả tốt nhất sẽ sớm xuất hiện...''.

Không những vậy, robot tự hành Pragyan còn gửi thông điệp từ Mặt Trăng về Trái Đất. Thông điệp này đã được đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây là Twitter) từ tài khoản có tên LVM3-M4/SỨ MỆNH CHANDRAYAAN với nội dung: "Xin chào người Trái Đất! Pragyan của Chandrayaan-3. Mong là mọi việc đều ổn. Thông báo cho mọi người biết rằng, tôi đang trên đường khám phá những bí mật của Mặt Trăng. Tôi và bạn Vikram đang liên lạc chặt chẽ với nhau. Sức khỏe của chúng tôi ổn. Kết quả tốt nhất sẽ sớm xuất hiện...''.

Theo kế hoạch, robot tự hành Pragyan sẽ tiến hành thí nghiệm trong 14 ngày. Phát hiện trên là quan sát khoa học đầu tiên của Pragyan trong hành trình khám phá cực nam Mặt Trăng.

Theo kế hoạch, robot tự hành Pragyan sẽ tiến hành thí nghiệm trong 14 ngày. Phát hiện trên là quan sát khoa học đầu tiên của Pragyan trong hành trình khám phá cực nam Mặt Trăng.

Trước đó, ngày 28/8, lộ trình của robot tự hành Pragyan được lập trình lại khi nó tới gần miệng hố rộng 4m. Nhờ đó, nó có thể di chuyển an toàn. Phương tiện lăn bánh ở tốc độ khoảng 10 cm/giây để giảm tối đa chấn động và hư hại do bề mặt gồ ghề của Mặt Trăng.

Trước đó, ngày 28/8, lộ trình của robot tự hành Pragyan được lập trình lại khi nó tới gần miệng hố rộng 4m. Nhờ đó, nó có thể di chuyển an toàn. Phương tiện lăn bánh ở tốc độ khoảng 10 cm/giây để giảm tối đa chấn động và hư hại do bề mặt gồ ghề của Mặt Trăng.

Robot tự hành Pragyaan nặng 25,9 kg. Hiện robot đang di chuyển ở nơi chưa có robot hoặc phi hành gia nào từng đặt chân đến trước đây. Quan sát khoa học của Pragyaan có ý nghĩa quan trọng trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của nước đóng băng tại Mặt Trăng.

Robot tự hành Pragyaan nặng 25,9 kg. Hiện robot đang di chuyển ở nơi chưa có robot hoặc phi hành gia nào từng đặt chân đến trước đây. Quan sát khoa học của Pragyaan có ý nghĩa quan trọng trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của nước đóng băng tại Mặt Trăng.

Để hoàn thành sứ mệnh này, Pragyaan được trang bị máy laser và chùm hạt alpha giúp nghiên cứu thành phần đất ở cực nam Mặt Trăng. Khu vực này được cho là khu vực nhiều nước nhất trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Để hoàn thành sứ mệnh này, Pragyaan được trang bị máy laser và chùm hạt alpha giúp nghiên cứu thành phần đất ở cực nam Mặt Trăng. Khu vực này được cho là khu vực nhiều nước nhất trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

Nhân chuyến thăm trụ sở Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) ở Bengaluru ngày 26/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố tên gọi của vị trí bề mặt gần cực Nam Mặt Trăng - nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ thực hiện cuộc hạ cánh lịch sử ngày 23/8 - là "Shiv Shakti Point".

Nhân chuyến thăm trụ sở Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) ở Bengaluru ngày 26/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố tên gọi của vị trí bề mặt gần cực Nam Mặt Trăng - nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ thực hiện cuộc hạ cánh lịch sử ngày 23/8 - là "Shiv Shakti Point".

Tên "Shiv Shakti Point" có nguồn gốc từ thần thoại Hindu. Trong tiếng Phạn, từ "Shiv" chỉ tên của nữ thần tối cao Shiva trong Ấn Độ giáo và "Shakti" chỉ quyền lực.

Tên "Shiv Shakti Point" có nguồn gốc từ thần thoại Hindu. Trong tiếng Phạn, từ "Shiv" chỉ tên của nữ thần tối cao Shiva trong Ấn Độ giáo và "Shakti" chỉ quyền lực.

Thủ tướng Modi cho biết, sự kết hợp giữa hình ảnh nữ thần tối cao (Shiva) và quyền lực (Shakti) nhằm tôn vinh các nhà khoa học nữ đã góp phần làm nên thành công trong sứ mệnh Mặt Trăng.

Thủ tướng Modi cho biết, sự kết hợp giữa hình ảnh nữ thần tối cao (Shiva) và quyền lực (Shakti) nhằm tôn vinh các nhà khoa học nữ đã góp phần làm nên thành công trong sứ mệnh Mặt Trăng.

Ngày 23/8 vừa qua, Ấn Độ lập kỷ lục khi trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu thám hiểm Chandrayaan-3 ở điểm gần cực nam Mặt Trăng - khu vực chưa được khám phá.

Ngày 23/8 vừa qua, Ấn Độ lập kỷ lục khi trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu thám hiểm Chandrayaan-3 ở điểm gần cực nam Mặt Trăng - khu vực chưa được khám phá.

Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu Luna-25 vừa được Nga phóng lên thăm dò Mặt Trăng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-thong-diep-dac-biet-tau-an-do-gui-ve-tu-mat-trang-1894925.html