Gỡ vướng để thúc đẩy tín dụng xanh
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của một quốc gia. Tại Việt Nam, tài chính xanh đang được quan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển xanh, bền vững, với cam kết phát thải ròng bằng 0 Netzero vào năm 2050.
Tài chính xanh bao gồm nhiều thành phần, Việt Nam đang chú trọng đến việc triển khai tín dụng xanh, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh. Trong đó, tín dụng xanh là khoản tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh với mục đích bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái. Lĩnh vực này đang được coi là đột phá ưu tiên.
TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, phát triển kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tăng trưởng xanh đang trở thành xu thế và là hoạt động bắt buộc cho hoạt động kinh doanh, cho phát triển kinh tế. Có rất nhiều khía cạnh để hỗ trợ quá trình này khi mà tài chính xanh được coi là trụ cột...
Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh việc cho vay đối với các dự án xanh. Tuy nhiên, tính đến nay, mới có khoảng 528 nghìn tỷ đồng được giải ngân cho vay, chỉ chiếm khoảng 4,2% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng xanh như hiện nay thì chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Và có khá nhiều những vướng mắc trong việc cho vay những dự án xanh:
PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho rằng: khuôn khổ pháp lý Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh đang hạn chế từ chiến lược cho đến hành động, mà thể chế hóa hành động, một khâu khá hạn chế...
Một trong những cơ sở pháp lý quan trọng đang được xây dựng đó chính là Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở Quyết định số 687 của Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Nghị định nếu được thông qua sẽ có quy định rõ ràng hơn về chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh.
Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/go-vuong-de-thuc-day-tin-dung-xanh-201985.htm