Hạ Hòa: Tạo động lực phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

PTĐT - Sở hữu những lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, sản xuất công nghiệp được hình thành ở Hạ Hòa khá sớm so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của Hạ Hòa ...

Với gần 3.000ha chè nguyên liệu, chương trình phát triển cây chè của huyện được định hướng kết nối sản xuất với chế biến và xây dựng thương hiệu.

Với gần 3.000ha chè nguyên liệu, chương trình phát triển cây chè của huyện được định hướng kết nối sản xuất với chế biến và xây dựng thương hiệu.

PTĐT - Sở hữu những lợi thế về vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, sản xuất công nghiệp được hình thành ở Hạ Hòa khá sớm so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của Hạ Hòa hiện tại chưa xứng với tiềm năng, quy mô sản xuất còn khá nhỏ lẻ, giản đơn và giá trị tăng thêm thấp. Vì vậy, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng công nghiệp đang là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của huyện Hạ Hòa hiện nay. Thực hiện mục tiêu đề ra, trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về ngành nghề, nguồn lực lao động, đất đai, nhất là hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường thủy, đường bộ… Hạ Hòa tiếp tục tập trung nguồn lực, xây dựng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch và có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Trong quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm CN, TTCN và các làng nghề ở các xã, thị trấn, huyện đã vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách của Nhà nước, của tỉnh, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ, ưu tiên phát triển ngành hàng trọng điểm, cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, mở rộng liên kết hợp tác phát triển CN, TTCN, các làng nghề, làng có nghề với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhằm đưa hoạt động sản xuất CN-TTCN huyện ngày càng phát triển ổn định. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tại địa phương là một trong những giải pháp thúc đẩy CN-TTCN phát triển. Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang xây dựng quy hoạch 1 KCN và 2 cụm công nghiệp. Trong đó, khu công nghiệp Đồng Phì được quy hoạch xây dựng với diện tích 400ha thuộc địa bàn 2 xã Xuân Áng và Vô Tranh với quy mô sử dụng khoảng 20.000 - 22.000 lao động. Đây sẽ là KCN kết hợp thương mại, dịch vụ tập trung có chức năng đa ngành, sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sạch hạn chế nước thải, khí thải ra môi trường. Ngoài ra, cụm công nghiệp thị trấn cũng đang được huyện đề nghị tỉnh cho điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp mới tại xã Lâm Lợi.Cùng với đó, nhóm kinh tế hộ cũng khá phát triển. Các cơ sở sản xuất tích cực đổi mới công nghệ, thiết bị, kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các làng nghề, làng có nghề dần mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm, phát triển sản phẩm có thương hiệu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thời gian tới, để tạo động lực cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN trên địa bàn phát triển; sử dụng nguyên liệu tại chỗ có lợi thế như chè, cây nguyên liệu giấy... tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ sạch và hiện đại vào đầu tư; chú trọng hình thành các sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác khuyến công; đối thoại lắng nghe doanh nghiệp và kịp thời tạo điều kiện về đất đai, thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất. Huyện đặc biệt chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển CN-TTCN phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và vùng nguyên liệu đối với cây công nghiệp chè và gỗ.

Kim Thư

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/cong-nghiep/201912/ha-hoa-tao-dong-luc-phat-trien-san-xuat-cong-nghiep-tieu-thu-cong-nghiep-168481