Hà Nội: Cận cảnh tuyến đường dành cho xe đạp, người đi bộ ngày đầu vận hành

Sáng 1-2, tuyến đường đầu tiên dành cho xe đạp và người đi bộ tại Hà Nội (đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa, chạy dọc ven đường Láng) đã chính thức đi vào hoạt động.

Sáng 1-2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức thí điểm làn đường cho xe đạp tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa, chạy dọc ven đường Láng.

Sáng 1-2, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức thí điểm làn đường cho xe đạp tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa, chạy dọc ven đường Láng.

Dọc tuyến đường dài khoảng 2,7km, đơn vị bổ sung 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng chờ xe buýt.

Dọc tuyến đường dài khoảng 2,7km, đơn vị bổ sung 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng chờ xe buýt.

Một trạm xe đạp tại ga S8 của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, còn lại tại ga Láng của tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Một trạm xe đạp tại ga S8 của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, còn lại tại ga Láng của tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Tuyến đường này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như: Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao.

Tuyến đường này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như: Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao.

Tuyến đường được nhiều người dân đánh giá cao sau khi đi vào hoạt động.

Tuyến đường được nhiều người dân đánh giá cao sau khi đi vào hoạt động.

Anh Đào Duy Hòa (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Cung đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc của tôi lưu lượng xe rất đông, thường xuyên bị ùn tắc. Tôi chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển vừa thuận tiện, thân thiện với môi trường và rèn luyện sức khỏe. Tuyến đường này giúp những người đi xe đạp như tôi di chuyển nhanh hơn và tránh được các phương tiện lớn giúp bảo đảm an toàn giao thông”.

Anh Đào Duy Hòa (quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Cung đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc của tôi lưu lượng xe rất đông, thường xuyên bị ùn tắc. Tôi chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển vừa thuận tiện, thân thiện với môi trường và rèn luyện sức khỏe. Tuyến đường này giúp những người đi xe đạp như tôi di chuyển nhanh hơn và tránh được các phương tiện lớn giúp bảo đảm an toàn giao thông”.

“Tôi hy vọng thành phố sẽ nhân rộng mô hình này trên nhiều cung đường để góp phần thúc đẩy người dân sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển trong thành phố”, anh Hòa chia sẻ thêm.

“Tôi hy vọng thành phố sẽ nhân rộng mô hình này trên nhiều cung đường để góp phần thúc đẩy người dân sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển trong thành phố”, anh Hòa chia sẻ thêm.

Cụ thể, đơn vị điều chỉnh tổ chức giao thông phần đường này từ đường cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ.

Cụ thể, đơn vị điều chỉnh tổ chức giao thông phần đường này từ đường cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ.

Trong đó, đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều với chiều rộng 3m, bố trí phía dọc ven sông Tô Lịch. Đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng.

Trong đó, đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều với chiều rộng 3m, bố trí phía dọc ven sông Tô Lịch. Đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết: “Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường nhằm từng bước đồng bộ hạ tầng kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội. Qua đó, tạo thuận lợi cho người dân di chuyển, thúc đẩy thói quen đi xe đạp, phương tiện công cộng để góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu vực”.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết: “Sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường nhằm từng bước đồng bộ hạ tầng kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội. Qua đó, tạo thuận lợi cho người dân di chuyển, thúc đẩy thói quen đi xe đạp, phương tiện công cộng để góp phần giảm ùn tắc giao thông trong khu vực”.

Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường này là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người (các loại xe đạp điện không được phép đi vào).

Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường này là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người (các loại xe đạp điện không được phép đi vào).

Toàn cảnh tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ.

Toàn cảnh tuyến đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ.

Chiều dài toàn tuyến đường trên Google Maps.

Chiều dài toàn tuyến đường trên Google Maps.

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/ha-noi-can-canh-tuyen-duong-danh-cho-xe-dap-va-nguoi-di-bo-ngay-dau-van-hanh-657448.html