Hacker người Anh và cuộc săn lùng không thành của Mỹ
Đó là Gary McKinnon, một tin tặc người Anh có biệt hiệu 'Solo' trên internet, khét tiếng với vai trò điều phối vụ tấn công mạng máy tính sửng sốt trước những gì mình tìm thấy về người ngoài hành tinh. Trong 13 tháng tiếp theo, McKinnon đã hack thành công hàng chục máy tính quân sự của Mỹ và 16 máy tính của NASA.
Vụ việc này được mệnh danh là “vụ hack máy tính quân sự lớn nhất trong lịch sử”. Vì vậy, trong nhiều năm, Washington tìm cách dẫn độ McKinnon sang Mỹ xét xử nhưng bất thành.
Thiên tài máy tính ít người biết đến
Gary McKinnon sinh ngày 10/2/1966 tại Glasgow (Scotland). McKinnon bắt đầu quan tâm đến bảo mật máy tính sau khi đọc “Sổ tay hacker” của Hugo Cornwall vào năm 1985 khi 19 tuổi. 5 năm trước từng được tặng chiếc máy tính đầu tiên nên thành thạo các trò chơi cài sẵn, sau đó, McKinnon quan tâm đến lập trình. Năm 17 tuổi, có một người mời anh chàng thử sức trong lĩnh vực công nghệ thông tin một cách chuyên nghiệp. Theo học, tuy không lấy được bằng cấp tại Đại học Bắc London, nhưng McKinnon đã nắm vững kiến thức cần thiết cho sự nghiệp lập trình viên.
McKinnon đã tin chắc rằng UFO không chỉ đến thăm Trái đất mà còn để lại những đồ tạo tác nhưng chúng được chính phủ Mỹ che giấu cẩn thận. McKinnon tuyên bố: “Tôi biết rằng các chính phủ đang che giấu công nghệ chống trọng lực, năng lượng miễn phí và mọi thứ khác nhận được từ UFO. Tất cả những điều này không thể bị che giấu trong một thế giới mà những người già không thể trả hóa đơn sưởi ấm của họ”.
Qua từng phần của mạng, McKinnon biết chính xác những gì mình tìm kiếm: các tài liệu mật của chính phủ sẽ chứng minh nhận định của mình. Là người viết phần mềm bằng Perl (ngôn ngữ lập trình hiện không phổ biến), McKinnon có thể đăng nhập tới 65.000 máy tính để tìm sự hiện diện của mật khẩu trong vòng chưa đầy 8 phút. McKinnon đã phát hiện ra rằng một số thiết bị có thể bị xâm phạm bởi cái gọi là đăng nhập quản trị viên trống: chỉ cần nhập quản trị viên đăng nhập và để trống mật khẩu.
Kể từ vụ hack thực sự quan trọng đầu tiên (ngày 1/2/2001) đến vụ cuối cùng (ngày 19/3/2022), McKinnon đã kiểm tra 97 máy tính thuộc về các tổ chức lớn nhất ở Mỹ, bao gồm Bộ Quốc phòng và NASA.
McKinnon tìm thấy gì?
McKinnon có được quyền truy cập vào mạng nội bộ của NASA bằng cách khám phá các địa chỉ IP của Trung tâm Vũ trụ Johnson trong phạm vi công cộng, sau đó bẻ khóa giao thức Windows, NetBIOS vốn chỉ được sử dụng trong các hệ thống máy tính của NASA nhưng kém bảo vệ trong những năm đó. Bằng phương pháp tương tự, ông dùng để đột nhập vào các mạng của Hải quân, Lục quân và Lầu Năm Góc.
Khi bị bắt và tới lúc ra tòa, McKinnon không bao giờ thay đổi lời khai của mình. Đặc biệt, ông đã nói rất nhiều về dự án, trong đó khoảng 400 người, từ kiểm soát viên không lưu đến nhân viên chịu trách nhiệm phóng tên lửa hạt nhân, được cho là đã nói về cách sử dụng và hoạt động của các công nghệ kỹ thuật mượn từ máy bay hoặc tàu của UFO bị phá hủy hay bị bắt trong điều kiện thực tế. McKinnon chắc chắn: “Năm 1947 là cuộc tiếp xúc đầu tiên với UFO. Tôi cho rằng có những người khác, tôi đã đọc lời khai của họ, đã đưa ra bằng chứng khá thuyết phục về sự tồn tại của UFO”.
Theo McKinnon, có một cái gọi là "Tòa nhà 8" tại Trung tâm Vũ trụ Johnson, các nhân viên sống trong đó đang chỉnh sửa các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để loại bỏ mọi dấu vết về sự hiện diện của UFO trên quỹ đạo hoặc trên bề mặt của Trái đất. “Tôi đã đăng nhập vào hệ thống của họ và có thể truy cập các tệp trong bộ phận đó, trong số này có những hình ảnh khổng lồ độ phân giải cao, có và không có bộ lọc được áp dụng, ảnh đã xử lý và chưa xử lý... Kết nối của tôi rất chậm để thử và tải xuống dù chỉ một trong những tệp này, nhưng một ngày nọ, tôi có thể nhanh chóng xem nó ở độ phân giải thấp. Đó là một vật thể hình điếu xì gà màu bạc với hai mái vòm trắc địa ở hai bên. Không có đường nối hoặc đinh tán nào có thể nhìn thấy được”, McKinnon nhớ lại, than thở rằng kết nối của ông ấy đã bị ai đó ngắt và bản thân bức ảnh không được lưu trong thư mục tệp tạm thời của mình.
Ông cũng nói rằng mình có quyền truy cập vào một số bảng tính, một trong số chúng được gọi là "Các sĩ quan phi thường" có tên và cấp bậc của các nhân viên Lực lượng Không quân Mỹ, những người không được đăng ký ở bất kỳ nơi nào khác. Nó cũng chứa thông tin về việc chuyển các thành viên phi hành đoàn từ máy bay này sang máy bay khác, nhưng không thể tìm thấy bất kỳ đề cập nào về những chiếc máy bay này ở bất cứ đâu.
Cuộc chiến pháp lý
Ngày 19/3/2002, McKinnon bị Cơ quan Phòng, chống tội phạm quốc gia Vương quốc Anh bắt giữ. Sau khi bị bắt, McKinnon bị giam giữ khoảng 6 giờ, trong thời gian đó nhà của ông và nhà của bạn gái cùng bị khám xét, đồng thời một số máy tính bị tịch thu.
McKinnon khai nhận mọi chuyện. Một tin tặc sống ở Anh đã vô tình kết nối với một máy tính ở Mỹ trong giờ làm việc, do đó, chủ sở hữu của máy tính đã nhìn thấy chuyển động của con trỏ trên màn hình khi chính ông ta không chạm vào chuột. Ngoài ra, McKinnon đã sử dụng địa chỉ email của mình để tải xuống bản sao dùng thử của chương trình được các quản trị viên sử dụng để truy cập máy tính từ xa vào các thiết bị. Vào thời điểm đó, các ổ cứng với tất cả các kết nối đang được các chuyên gia mạng và các nhà điều tra tại Scotland Yard kiểm tra. Họ đã hứa với McKinnon một bản án nhẹ chỉ vài tháng tù giam hoặc thậm chí là lao động công ích.
Tháng 8/2002, McKinnon được triệu tập đến một cuộc thẩm vấn khác, hóa ra nhà chức trách Anh đã gặp gỡ các nhà điều tra Mỹ; phía Mỹ đã yêu cầu Anh dẫn độ McKinnon và ông phải đối mặt với án tù. Tháng 10/2002, một tòa án ở New Jersey (Mỹ) đã ra lệnh bắt giữ McKinnon với cáo buộc đột nhập máy tính ở 14 tiểu bang và truy tố về 7 tội danh, nghĩa là mỗi tội danh ứng với phạt tù lên đến 10 năm. Một năm rưỡi sau (2004), yêu cầu dẫn độ được gửi đến London.
Một năm sau, McKinnon bị bắt ở London sau đó được cho tại ngoại. Ngày 25/8/2008, luật sư của McKinnon tìm thấy cơ hội để bảo vệ thân chủ khi các bác sĩ kết luận McKinnon mắc hội chứng asperger (rối loạn phát triển thần kinh). Tuy nhiên, sau đó Tòa án Nhân quyền châu Âu ra phán quyết rằng điều này sẽ không ngăn cản việc dẫn độ McKinnon. Sau đó, những người thân của McKinnon đã kêu cứu khi nói rằng McKinnon có thể tự sát nếu bị dẫn độ sang Mỹ.
Câu chuyện nhanh chóng mang một khía cạnh chính trị. Ủy ban Lựa chọn của Hạ viện về Nội vụ kêu gọi "đánh giá toàn diện" hiệp ước dẫn độ giữa Mỹ và Vương quốc Anh. Năm 2009, lãnh đạo phe đối lập lúc đó là David Cameron đã mô tả McKinnon là "một thanh niên dễ bị tổn thương nếu bị gửi đi cách nhà hàng nghìn dặm và những người thân yêu không có lòng trắc ẩn".
Nhà hoạt động chính của chiến dịch này là bà Janice Sharp, mẹ của McKinnon, người nhiều năm sau thậm chí còn viết một cuốn sách về cuộc đấu tranh của bà cho con trai mình. Vụ án tin tặc đã trở thành một trong những chủ đề chính trong các bản tin, trong những cuộc thảo luận của các bộ trưởng và nghị sĩ Anh, trong khi Washington chờ đợi việc dẫn độ McKinnon trong vài năm.
Trong khi một số chính trị gia Anh yêu cầu dẫn độ hacker thì những người khác lại yêu cầu từ chối dẫn độ, bởi họ cho rằng McKinnon không phạm tội gì với nước Anh mà chỉ đột nhập vào các cấu trúc của Mỹ, không ăn cắp bất cứ thứ gì và không công bố bất kỳ bí mật nào. Bà Theresa May, lúc đó là Bộ trưởng Nội vụ Anh, từ chối dẫn độ vì cho rằng việc đó gần như chắc chắn sẽ dẫn đến việc McKinnon tự sát. Bà khẳng định McKinnon sẽ chỉ bị xử lý theo luật pháp của Vương quốc Anh; còn các cáo buộc của Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ.
Năm 2012, khi bà Theresa May là Thủ tướng Anh đã quyết định cấm dẫn độ McKinnon và tuyên bố ông bị mắc bệnh tâm thần, việc này đã gây ra một vụ bê bối ngoại giao giữa Washington và London...
Sau khi được trả tự do, McKinnon có một cuộc sống bình lặng. Ông không rời khỏi Vương quốc Anh. Trong những năm gần đây, ông tích cực bình luận trên báo chí về những tin tức liên quan đến UFO và vẫn tiếc rằng vào năm 2001 đã không thể lưu những bức ảnh chứng minh sự tiếp xúc của con người với các nền văn minh khác do… Internet kém.