Hồ Đankia - Suối Vàng cạn trơ đáy

Hồ Đankia - Suối Vàng, nơi được xem là khởi nguồn của hệ thống sông Đồng Nai rộng lớn, đang cạn trơ đáy dù mới đầu mùa khô.

 Hồ Đankia được xây dựng từ những năm 1942, có diện tích lưu vực khoảng 13.000 ha, độ sâu trung bình 6 m. Nhiều tháng nay mực nước trong hồ giảm sụt mạnh, lòng hồ cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm nghìn dân ở TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng).

Hồ Đankia được xây dựng từ những năm 1942, có diện tích lưu vực khoảng 13.000 ha, độ sâu trung bình 6 m. Nhiều tháng nay mực nước trong hồ giảm sụt mạnh, lòng hồ cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm nghìn dân ở TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng).

 Theo Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng (đơn vị quản lý lòng hồ), dung tích hồ Đankia được thiết kế 20 triệu m3 thì nay đã giảm hơn một nửa. Nhiều tháng nay lòng hồ cạn trơ đáy và trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân.

Theo Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi Lâm Đồng (đơn vị quản lý lòng hồ), dung tích hồ Đankia được thiết kế 20 triệu m3 thì nay đã giảm hơn một nửa. Nhiều tháng nay lòng hồ cạn trơ đáy và trở thành nơi chăn thả gia súc của người dân.

 Theo người dân địa phương, việc hồ Đankia cạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sản xuất nông nghiệp. "Năm nay chưa đến cao điểm của mùa khô nhưng nước trong hồ đã cạn kiệt. Hàng trăm hecta đất nông nghiệp của chúng tôi không có nước tưới khiến năng suất giảm sút", ông Nguyễn Văn Tuấn, người có nhà ở gần lòng hồ, cho biết.

Theo người dân địa phương, việc hồ Đankia cạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sản xuất nông nghiệp. "Năm nay chưa đến cao điểm của mùa khô nhưng nước trong hồ đã cạn kiệt. Hàng trăm hecta đất nông nghiệp của chúng tôi không có nước tưới khiến năng suất giảm sút", ông Nguyễn Văn Tuấn, người có nhà ở gần lòng hồ, cho biết.

 Những trụ đặt máy bơm nằm chỏng chơ khi nước trong hồ Đankia sụt giảm.

Những trụ đặt máy bơm nằm chỏng chơ khi nước trong hồ Đankia sụt giảm.

 "Những năm trước chúng tôi chỉ cần vài chục mét ống là có thể bơm nước lên rẫy tưới cho cây trồng. Năm nay tôi đã dùng hơn 100 m ống nhưng lượng nước vẫn không đủ", ông Nguyễn Văn Tuấn nói.

"Những năm trước chúng tôi chỉ cần vài chục mét ống là có thể bơm nước lên rẫy tưới cho cây trồng. Năm nay tôi đã dùng hơn 100 m ống nhưng lượng nước vẫn không đủ", ông Nguyễn Văn Tuấn nói.

 Do lượng nước sụt giảm nghiêm trọng nên hàng trăm hộ dân phải phân chia thời gian bơm nước. "Mỗi hộ có khoảng 2 giờ để hút nước sau đó nhường lại cho người khác vì lượng nước không đủ cho nhiều máy bơm hoạt động cùng lúc", ông Tuấn cho hay.

Do lượng nước sụt giảm nghiêm trọng nên hàng trăm hộ dân phải phân chia thời gian bơm nước. "Mỗi hộ có khoảng 2 giờ để hút nước sau đó nhường lại cho người khác vì lượng nước không đủ cho nhiều máy bơm hoạt động cùng lúc", ông Tuấn cho hay.

 Theo chính quyền địa phương, ngoài yếu tố tác động của biến đổi khí hậu thì việc người dân tự ý san gạt, xây dựng nhà lưới, nhà kính trái quy định trong hành lang an toàn khiến diện tích lòng hồ Đankia bị thu hẹp, bồi lắng.

Theo chính quyền địa phương, ngoài yếu tố tác động của biến đổi khí hậu thì việc người dân tự ý san gạt, xây dựng nhà lưới, nhà kính trái quy định trong hành lang an toàn khiến diện tích lòng hồ Đankia bị thu hẹp, bồi lắng.

 Điểm đánh dấu mốc tọa độ lòng hồ Đankia lộ ra khi nước cạn khô.

Điểm đánh dấu mốc tọa độ lòng hồ Đankia lộ ra khi nước cạn khô.

 Theo các nhà khoa học, việc hành lang an toàn lòng hồ Đankia bị xâm phạm đã làm thảm thực bì của lưu vực biến mất, khả năng giữ nước giảm. "Đất rừng xung quanh lòng hồ được chuyển đổi sang đất nông nghiệp trồng nhà lưới, nhà kính làm tăng nguy cơ xói mòn và không giữ được nước khiến lòng hồ cạn trơ đáy như hiện nay", tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, nguyên Trưởng khoa Môi trường (Đại học Đà Lạt) nhận định.

Theo các nhà khoa học, việc hành lang an toàn lòng hồ Đankia bị xâm phạm đã làm thảm thực bì của lưu vực biến mất, khả năng giữ nước giảm. "Đất rừng xung quanh lòng hồ được chuyển đổi sang đất nông nghiệp trồng nhà lưới, nhà kính làm tăng nguy cơ xói mòn và không giữ được nước khiến lòng hồ cạn trơ đáy như hiện nay", tiến sĩ Lâm Ngọc Tuấn, nguyên Trưởng khoa Môi trường (Đại học Đà Lạt) nhận định.

 Theo thống kê, hồ Đankia - Suối Vàng có khoảng 356 ha hành lang an toàn. Hiện, hơn 150 ha được người dân sử dụng để canh tác nông nghiệp. Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo huyện Lạc Dương khẩn trương kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp san gạt, xây dựng nhà lưới, nhà kính trái quy định tại khu vực hành lang, lòng hồ Đankia.

Theo thống kê, hồ Đankia - Suối Vàng có khoảng 356 ha hành lang an toàn. Hiện, hơn 150 ha được người dân sử dụng để canh tác nông nghiệp. Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo huyện Lạc Dương khẩn trương kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp san gạt, xây dựng nhà lưới, nhà kính trái quy định tại khu vực hành lang, lòng hồ Đankia.

 Hồ Đaikia - Suối Vàng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Google Maps.

Hồ Đaikia - Suối Vàng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Google Maps.

Minh An - An Bình

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ho-dankia-suoi-vang-can-tro-day-post1204926.html