Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển di sản tư liệu

Di sản tư liệu được coi là một trong những tài sản quan trọng của quốc gia. Bên cạnh một số lượng lớn di sản tư liệu đang được lưu giữ tại các dòng tộc, gia đình và tại các đình, đền, chùa.... thì hầu hết các di sản tư liệu quý đang được lưu trữ, bảo quản bởi các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên việc phát huy giá trị các di sản tư liệu này còn nhiều bất cập, đã từng bị hư hỏng và mất mát. Vậy nên cần phải hoàn thiện sớm cơ chế, chính sách để phát huy tốt hơn kho tàng lịch sử này.

Giống như các di sản vật thể và phi vật thể khác, sau khi được UNESCO công nhận 82 bia tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới, đã đặt ra cho Việt Nam yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và phát huy di sản. Mặc dù đã được tập trung nguồn lực, các giải pháp bảo quản dưới mái che nhưng 82 bia đá này vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên.

Thực tế cho thấy, di sản tư liệu sau khi được ghi danh chưa lại có kế hoạch, chương trình để bảo vệ. Bên cạnh đó là sự lúng túng tại các di tích ở nhiều địa phương, khi còn đó khoảng trống pháp lý trong bảo vệ và phát triển loại hình di sản này.

Di sản tư liệu đang ngày càng phát huy tiềm năng, trở thành tài sản vô giá cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đòi hỏi phải điều chỉnh và cụ thể hóa những vẫn đề còn vướng mắc, nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động phát huy giá trị di sản tư liệu.

Với kỳ vọng di sản tư liệu và những ký ức của di sản văn hóa Việt Nam sẽ được nhận diện nhanh hơn, được bảo vệ tốt hơn từ các cấp độ tỉnh, thành phố, quốc gia, khu vực và thế giới.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Việt Hòa - Đức Minh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/hoan-thien-co-che-chinh-sach-de-phat-trien-di-san-tu-lieu-227781.htm