Học cách làm giàu 'khác người' của tỷ phú Elon Musk
Khi Elon Musk nảy ra ý tưởng khởi nghiệp mới, ông thường bỏ qua giai đoạn khá quan trọng đó là lập ra một kế hoạch để đưa doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong 2 thập kỷ trở lại đây, Elon Musk đóng góp không nhỏ vào sự thành công của hàng loạt công ty từ PayPal, Tesla hay SpaceX và đưa ông trở thành người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng là 258 tỷ USD. Phải thừa nhận rằng, nguyên nhân khiến ông tạo ra được những thành tựu đó chính là việc "đi ngược lại" với những kiến thức về hoạt động kinh doanh thông thường.
Trong hội nghị South by Southwest năm 2018, Elon Musk thừa nhận đã gỡ bỏ ý tưởng phát triển một lộ trình bằng văn bản xác định mục tiêu và chiến lược hoạt động của công ty , ông phát biểu: "Tôi đã có một kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp Zip2", và ông cũng cho biết thêm: "Nhưng những vấn đề này luôn luôn sai, vì vậy sau đó tôi không còn bận tâm đến các kế hoạch kinh doanh nữa".
Zip2 là công ty khởi nghiệp lớn và cũng là đầu tiên của vị tỷ phú. Ông giúp các tờ báo thiết kế hướng dẫn thành phố cùng với anh trai Kimbal vào năm 1995. Tuy nhiên sau 4 năm, hai anh em đã bán Zip2 cho Compaq với giá 307 triệu USD.
Trong 4 năm kinh doanh, Elon Musk tin rằng mọi thứ hiếm khi diễn ra theo đúng kế hoạch trong sự nghiệp khởi nghiệp của mình. Vì vậy, trước khi cho ra đời công ty tiếp theo là X.com - công ty cuối cùng đã hợp nhất với đối thủ cạnh tranh đó là Confinity, để trở thành PayPay - Elon Musk quyết định loại bỏ sạch sẽ các bản kế hoạch.
Tỷ phú Elon Musk cùng các đối tác của mình tiếp tục bán PayPal cho eBay vào năm 2002 trong một thương vụ cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia nổi tiếng thể hiện thái độ không hài lòng với chiến lược của ông, "Không lập kế hoạch kinh doanh thường được coi là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà một doanh nhân có thể mắc phải, đặc biệt với những doanh nhân đang tìm cách huy động vốn đầu tư ".
Tuy nhiên, tỷ phú Richard Branson tin tưởng vào các kế hoạch kinh doanh. Branson từng viết trong một bài đăng trên blog: "Một kế hoạch kinh doanh không nhất thiết phải là một đề xuất dài dòng và phải được suy nghĩ kỹ lưỡng". Nó có thể đơn giản như một số ghi chú trong một cuốn sổ, hoặc một nét vẽ nguệch ngoạc trên mặt sau của một phong bì.
Branson nói thêm rằng, bạn không nên mất thời gian vào việc chờ đợi để có một kế hoạch chính thức, hoàn thiện để bắt đầu, có thể đó chỉ là một ý tưởng giống như cách các doanh nhân tỷ phú khác như đồng sáng lập Meta, Mark Zuckerberg và đồng sáng lập LinkedIn, Reid Hoffman dựa vào đó để khởi nghiệp.
Thay vì viết một kế hoạch kinh doanh, các doanh nhân có tham vọng nên đặt ra những câu hỏi đơn giản cho bản thân trước khi bắt đầu.