Hướng điều trị mới các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính
Mới đây các nhà khoa học đã tìm ra căn nguyên gây bệnh đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, COPD… là do tái cấu trúc, xơ hóa đường hô hấp.
Mặc dù, các thuốc kháng viêm, giãn phế quản có thể giảm được các triệu chứng như: Khó thở, ho, đờm nhiều cho người mắc nhưng chưa tác động vào nguyên nhân cốt lõi này. Do vậy, tình trạng tổn thương đường thở vẫn diễn ra và có thể khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh dần ít đáp ứng với các thuốc điều trị, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.
Từ năm 1996 - 2007, việc điều trị bệnh hen suyễn và tắc nghẽn phổi bằng cơ chế giảm kích thích, giảm tổn thương cơ trơn đường hô hấp tiếp tục được nghiên cứu và thực hiện bởi Tập đoàn Allergy Research tại California - Mỹ. Các nhà khoa học đã thực hiện 2 thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của thảo dược và chế độ dinh dưỡng đối với cơ chế chuyển hóa năng lượng, giảm kích thích tế bào trên bệnh nhân hen phế quản và COPD. Kết quả cho thấy: các bệnh nhân sử dụng thảo dược và áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý có kết quả điều trị tương đương với với những bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroids - một chất chống viêm steroid, không làm ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, ngoài tác dụng chống viêm còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và tăng tổng hợp gamma-interferon.
Năm 2014, với những kết quả thu được từ thực tế điều trị cho bệnh nhân, các nhà khoa học đã kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu hô hấp hàng đầu thế giới thuộc Đại học Basel, Thụy Sĩ và Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuốc và tái tạo mô thuộc Khoa ngoại, Đại học miền Nam California để nghiên cứu hợp chất fibrolysin với thành phần là các phân tử lưu huỳnh và kẽm hữu cơ. Thí nghiệm được thực hiện trên bệnh phẩm của những bệnh nhân bị bệnh hen phế quản nặng và phụ thuộc vào corticosteroid, qua đó, các nhà khoa học thấy rằng: Fibrolysin có tác dụng đảo ngược hiện tượng tái cấu trúc và xơ hóa đường thở, giúp chống viêm từ gốc, chống ôxy hóa và ổn định chuyển hóa năng lượng tại ty lạp thể của các tế bào cũng như tăng cường chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch và niêm mạc của đường hô hấp. Điều này cho thấy tiềm năng của fibrolysin trong ứng dụng điều trị bệnh hen và COPD an toàn, hiệu quả. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nutritional Biochemistry vào tháng 12/2020. Cơ chế và tác dụng fibrolysin trên bệnh nhân cũng được công bố trong bằng sáng chế Quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu bệnh phổi, Đại học Basel, Thụy Sĩ năm 2018.
Các nghiên cứu chuyên sâu tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuốc và tái tạo mô, Đại học Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California, Mỹ còn cho thấy, fibrolysin có tác dụng phân giải gốc superoxide do khả năng tăng tổng hợp men Superoxide Dismutase, dẫn đến giảm phản ứng viêm. Ngoài việc bảo vệ tế bào khỏi những yếu tố dị nguyên, các độc tố, vi sinh vật gây bệnh, fibrolysin còn giúp ngăn ngừa hiện tượng giải phóng các ion sắt tự do từ các liên kết sắt - sulfur trong tế bào. Và đây có thể là cơ chế chống tái cấu trúc và chống xơ hóa đường hô hấp của fibrolysin. Kết quả của nghiên cứu này đang được hoàn thiện để gửi đăng trên tạp chí về bệnh đường hô hấp trong thời gian tới.
Hiện nay, các thuốc và liệu pháp điều trị bệnh hen phế quản và COPD chưa tác động được vào hiện tượng tái cấu trúc và xơ hóa, không thể chữa khỏi bệnh, chưa kiểm soát được tốt và bền vững được triệu chứng, đặc biệt là tiến triển bệnh lý cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống và thể lực cho người bệnh. Bên cạnh đó, các loại thuốc này còn có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ miễn dịch, nội tiết, tim mạch, chuyển hóa đặc biệt với người cao tuổi và người có bệnh mắc kèm. Việc nghiên cứu, tìm ra và ứng dụng một liệu pháp mới trong phòng ngừa và điều trị bệnh hen, COPD là rất cấp bách. Hy vọng trong tương lai, việc nghiên cứu và ứng dụng fibrolysin kết hợp với các thảo dược y học cổ truyền Việt Nam sẽ mở ra một hướng điều trị các bệnh viêm đường hô hấp mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và an toàn cho người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và mạn tính.