Huyện Cao Phong huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão liên tục trong nhiều ngày qua, khu vực nhà anh Nguyễn Văn Quang ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) có nguy cơ bị đất đá sạt lở gây mất an toàn. Ngay khi phát hiện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) xã Bình Thanh đã khẩn trương huy động lực lượng dân quân cơ động của xã cùng hàng chục người dân trong xóm đến hỗ trợ, vận động gia đình khẩn trương di dời đến địa điểm an toàn.

 Sau đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, đã xuất hiện điểm sụt lún taluy dương chân cột dây truyền tải điện 500 KV, thuộc địa phận xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong). Đồng chí Đinh Công Hiển, Chỉ huy trưởng Ban CHQS, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN xã Bình Thanh cho biết: Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn xã xảy ra mưa to liên tục nhiều ngày qua. Lượng mưa lớn nên xuất hiện nhiều điểm có nguy cơ sạt lở đất đá, đe dọa làm hư hại các công trình hạ tầng giao thông, hệ thống điện lưới... Đặc biệt, mưa lớn đã làm sạt lở tường kè tuyến đường 435 tại Km9+500 dài khoảng 40m, vị trí chân cột điện đường dây tải điện 500KV tại xóm Lòn có hiện tượng sụt lún... Theo thống kê, khối lượng đất đá sạt lở tại các điểm trên địa bàn xã Bình Thanh vào khoảng 1.000m3. Trước thực tế trên, BCH đã huy động lực lượng tại chỗ gồm công an xã, lực lượng dân quân và Nhân dân địa phương rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở, nắm chắc tình hình mưa bão để kịp thời có biện pháp cảnh báo, ứng phó. Cùng với đó, huy động nhân dân và các lực lượng tham gia nạo vét, khơi thông cống rãnh thoát nước, gia cố các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt trượt để đảm bảo an toàn cho người dân. Cũng như xã Bình Thanh, vừa qua, trên địa bàn xã Thung Nai xuất hiện một số điểm có nguy cơ sạt trượt đất đá, chủ yếu dọc theo tuyến đường giao thông 435 và 435B mới được cải tạo, nâng cấp, làm mới. Theo đồng chí Bùi Thị Luyến, Chủ tịch UBND xã, Trưởng BCH PCTT&TKCN xã Thung Nai thì hiện nay trên địa bàn xã có 4 điểm sạt lở. Qua các trận mưa từ ngày 9/10 đến nay, tổng khối lượng đất đá trượt sạt vào khoảng 200m3; trong đó, tại tuyến đường 435B thuộc địa bàn xóm Tiện có 1 điểm trượt sạt. Tuy khối lượng đất đá không lớn nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến mặt đường, gây mất an toàn giao thông. Ngoài ra, trên tuyến đường 435 có 2 điểm sạt lở tại xóm Nai, tổng khối lượng sạt lở lên tới khoảng 200m3. Có điểm sạt lở đất đá đã tràn xuống hơn 1/2 mặt đường. Ngoài ra còn có đoạn cống thoát nước bị bùn đất ứ đọng, không có khả năng tiêu thoát làm nước mưa chảy tràn lên mặt đường gây mất an toàn cho người và phương tiện khi đi qua. Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như nâng cao hiệu quả công tác PCTT, xã Thung Nai đã huy động lực lượng tại chỗ gồm công an xã, dân quân cơ động xử khơi thông cống rãnh, phân công lực lượng chốt gác, lập biển cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở cao; huy động phương tiện máy móc, nhân công tại chỗ xử lý, vận chuyển đất đá sạt trượt ra khỏi mặt đường. Đặc biệt, đã huy động hơn 50 người dân khơi thông cống thoát nước bị bùn đất vùi lấp tại xóm Nai, không để nước mưa chảy tràn ra mặt đường gây mất an toàn. Trên phạm vi toàn huyện, theo thống kê của BCH PCTT&TKCN huyện Cao Phong: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài từ ngày 9 - 11/10 và từ ngày 13 - 15/10, trên địa bàn huyện xuất hiện các điểm sạt lở. Qua khảo sát, toàn huyện có 8 điểm sạt lở trên tuyến đường giao thông 435 và 435B. Tổng khối lượng đất đá bị sạt lở khoảng 1.200m3. Ngoài ra, mưa lớn đã gây sạt lở khoảng 20m mương Màng (xã Hợp Phong); sạt lở tường kè đường 435 và gây hiện tượng sụt lún tại chân cột đường dây tải điện 500KV tại xã Bình Thanh; sạt lở 10m taluy âm tuyến đường xóm Ong (xã Nam Phong); sạt lở 150m taluy âm đường Bái Tống, xóm Trẹo Trong (xã Nam Phong). Tổng thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn huyện khoảng 3 tỷ đồng. Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng Phòng NN&PTNT, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN huyện Cao Phong nhấn mạnh: Với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm, ngay sau khi nhận tin báo, BCH PCTT&TKCN huyện đã phân công cán bộ trực tiếp xuống địa bàn để phối hợp chỉ huy ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, bám sát phương châm "4 tại chỗ”. Nhìn chung, các xã, thị trấn đã tuân thủ tốt, thực hiện hiệu quả việc huy động nhân lực, phương tiện, vật chất và chỉ huy tại chỗ. Tại các điểm sạt lở thì huy động nhân lực, phương tiện máy móc tại chỗ khẩn trương khơi thông cống rãnh thoát nước mưa, hạn chế nguy cơ sạt lở. Tại các điểm ngập úng, huy động, tổ chức lực lượng canh gác, ứng trực hướng dẫn người dân đi qua các điểm bị ngập nước có thể đi lại được. Các điểm ngập sâu, nước chảy siết đều được bố trí lực lượng canh gác, không để cho người dân đi lại nhằm đảm bảo an toàn… Với nỗ lực đồng bộ đó, trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Cao Phong đã chủ động xử lý các tình huống, không để xảy ra tình trạng mất an toàn về người và nhà ở. Khánh An

Sau đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, đã xuất hiện điểm sụt lún taluy dương chân cột dây truyền tải điện 500 KV, thuộc địa phận xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong). Đồng chí Đinh Công Hiển, Chỉ huy trưởng Ban CHQS, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN xã Bình Thanh cho biết: Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn xã xảy ra mưa to liên tục nhiều ngày qua. Lượng mưa lớn nên xuất hiện nhiều điểm có nguy cơ sạt lở đất đá, đe dọa làm hư hại các công trình hạ tầng giao thông, hệ thống điện lưới... Đặc biệt, mưa lớn đã làm sạt lở tường kè tuyến đường 435 tại Km9+500 dài khoảng 40m, vị trí chân cột điện đường dây tải điện 500KV tại xóm Lòn có hiện tượng sụt lún... Theo thống kê, khối lượng đất đá sạt lở tại các điểm trên địa bàn xã Bình Thanh vào khoảng 1.000m3. Trước thực tế trên, BCH đã huy động lực lượng tại chỗ gồm công an xã, lực lượng dân quân và Nhân dân địa phương rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở, nắm chắc tình hình mưa bão để kịp thời có biện pháp cảnh báo, ứng phó. Cùng với đó, huy động nhân dân và các lực lượng tham gia nạo vét, khơi thông cống rãnh thoát nước, gia cố các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt trượt để đảm bảo an toàn cho người dân. Cũng như xã Bình Thanh, vừa qua, trên địa bàn xã Thung Nai xuất hiện một số điểm có nguy cơ sạt trượt đất đá, chủ yếu dọc theo tuyến đường giao thông 435 và 435B mới được cải tạo, nâng cấp, làm mới. Theo đồng chí Bùi Thị Luyến, Chủ tịch UBND xã, Trưởng BCH PCTT&TKCN xã Thung Nai thì hiện nay trên địa bàn xã có 4 điểm sạt lở. Qua các trận mưa từ ngày 9/10 đến nay, tổng khối lượng đất đá trượt sạt vào khoảng 200m3; trong đó, tại tuyến đường 435B thuộc địa bàn xóm Tiện có 1 điểm trượt sạt. Tuy khối lượng đất đá không lớn nhưng cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến mặt đường, gây mất an toàn giao thông. Ngoài ra, trên tuyến đường 435 có 2 điểm sạt lở tại xóm Nai, tổng khối lượng sạt lở lên tới khoảng 200m3. Có điểm sạt lở đất đá đã tràn xuống hơn 1/2 mặt đường. Ngoài ra còn có đoạn cống thoát nước bị bùn đất ứ đọng, không có khả năng tiêu thoát làm nước mưa chảy tràn lên mặt đường gây mất an toàn cho người và phương tiện khi đi qua. Để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như nâng cao hiệu quả công tác PCTT, xã Thung Nai đã huy động lực lượng tại chỗ gồm công an xã, dân quân cơ động xử khơi thông cống rãnh, phân công lực lượng chốt gác, lập biển cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở cao; huy động phương tiện máy móc, nhân công tại chỗ xử lý, vận chuyển đất đá sạt trượt ra khỏi mặt đường. Đặc biệt, đã huy động hơn 50 người dân khơi thông cống thoát nước bị bùn đất vùi lấp tại xóm Nai, không để nước mưa chảy tràn ra mặt đường gây mất an toàn. Trên phạm vi toàn huyện, theo thống kê của BCH PCTT&TKCN huyện Cao Phong: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài từ ngày 9 - 11/10 và từ ngày 13 - 15/10, trên địa bàn huyện xuất hiện các điểm sạt lở. Qua khảo sát, toàn huyện có 8 điểm sạt lở trên tuyến đường giao thông 435 và 435B. Tổng khối lượng đất đá bị sạt lở khoảng 1.200m3. Ngoài ra, mưa lớn đã gây sạt lở khoảng 20m mương Màng (xã Hợp Phong); sạt lở tường kè đường 435 và gây hiện tượng sụt lún tại chân cột đường dây tải điện 500KV tại xã Bình Thanh; sạt lở 10m taluy âm tuyến đường xóm Ong (xã Nam Phong); sạt lở 150m taluy âm đường Bái Tống, xóm Trẹo Trong (xã Nam Phong). Tổng thiệt hại do mưa bão gây ra trên địa bàn huyện khoảng 3 tỷ đồng. Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng Phòng NN&PTNT, Phó trưởng BCH PCTT&TKCN huyện Cao Phong nhấn mạnh: Với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm, ngay sau khi nhận tin báo, BCH PCTT&TKCN huyện đã phân công cán bộ trực tiếp xuống địa bàn để phối hợp chỉ huy ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, bám sát phương châm "4 tại chỗ”. Nhìn chung, các xã, thị trấn đã tuân thủ tốt, thực hiện hiệu quả việc huy động nhân lực, phương tiện, vật chất và chỉ huy tại chỗ. Tại các điểm sạt lở thì huy động nhân lực, phương tiện máy móc tại chỗ khẩn trương khơi thông cống rãnh thoát nước mưa, hạn chế nguy cơ sạt lở. Tại các điểm ngập úng, huy động, tổ chức lực lượng canh gác, ứng trực hướng dẫn người dân đi qua các điểm bị ngập nước có thể đi lại được. Các điểm ngập sâu, nước chảy siết đều được bố trí lực lượng canh gác, không để cho người dân đi lại nhằm đảm bảo an toàn… Với nỗ lực đồng bộ đó, trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện Cao Phong đã chủ động xử lý các tình huống, không để xảy ra tình trạng mất an toàn về người và nhà ở. Khánh An

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/158421/huyen-cao-ph111ng-huy-dong-luc-luong-tai-cho-de-khan-truong-khac-phuc-hau-qua-mua-bao.htm