Iraq không tìm thấy đối thủ xứng tầm với S-300/400

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300/400 do Nga chế tạo được Quân đội Iraq nhận định là có sức mạnh vượt trội mọi đối thủ cạnh tranh.

Theo một số nguồn tin, như là một phần của việc xem xét khả năng có được các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa để bảo vệ vững chắc không phận của đất nước, chính quyền Iraq đã kết luận một cách dứt khoát rằng chỉ xem xét việc mua vũ khí của Nga.

Hiện tại, vấn đề còn đang được cân nhắc đó là liệu các tổ hợp S-300 nâng cấp sẽ được mua lại, hay liệu Baghdad có nên triển khai hoạt động của chúngvà ngay lập tức mua S-400 hay không?

"Ủy ban An ninh và Quốc phòng Iraq tuyên bố rằng họ đang thành lập một tiểu ban đặc biệt để thực hiện các hợp đồng mua sắm

hệ thống phòng không S-300/400. Hợp đồng sẽ tiếp tục sau khi thành lập một chính phủ mới. An ninh và quốc phòng bao gồm nhiều vấn đề hơn là vũ khí phòng không", đại diện tổ chức này cho biết.

Iraq cho biết họ sẽ chỉ mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga

Iraq cho biết họ sẽ chỉ mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga

Trước đó tại Iraq, họ đã xem xét khả năng mua sắm các hệ thống phòng không của Nga, Trung Quốc và Ukraine, trong đó hệ thống HQ-9B (FD-2000) của Bắc Kinh được xem như đối thủ đáng gờm nhất đối với S-300 và S-400.

Tuy nhiên, rõ ràng Baghdad nhận định rằng họ không thể tìm thấy đối thủ xứng đáng hơn so với vũ khí Nga, đặc biệt khi Moskva cũng đang rất quan tâm đến việc cung cấp tên lửa phòng không cho Iraq, vì điều này mang lại lợi ích lớn khi sẽ làm suy yếu vị trí của Washington tại quốc gia Trung Đông này.

Xem xét nhu cầu của Iraq, chúng ta có thể nói về việc mua sắm tới 4 tổ hợp của các hệ thống phòng không Nga, bao gồm cả S-300PMU-2 Favorit và S-400 Triumf, một quyết định cụ thể sẽ được đưa ra trên cơ sở các cuộc đàm phán.

Mỹ muốn Iraq mua Patriot PAC 3 thay vì S-300 và S-400 của Nga

Mỹ muốn Iraq mua Patriot PAC 3 thay vì S-300 và S-400 của Nga

Mới đây Mỹ đã đề nghị cung cấp cho Iraq tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot PAC 3 như biện pháp thay thế, nhưng rất khó để Bachdad chấp nhận lời đề nghị từ phía Washington bởi họ không muốn mình bị phụ thuộc nhất là sau những hành động xâm phạm chủ quyền mà Không lực Hoa Kỳ thực hiện.

Với các tổ hợp S-300PMU-2 Favorit hay S-400 Triumf, Quân đội Iraq có thể lập nên vùng cấm bay đối với các tiêm kích Mỹ và dễ dàng bắn hạ chúng nếu Washington không tuân thủ yêu cầu của chính quyền Badhdad.

Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/iraq-khong-tim-thay-doi-thu-xung-tam-voi-s-300-400/20200206080458919