Khám phá loài ngỗng mệnh danh 'cỗ máy cắt cỏ' siêu khủng

Cùng với ngỗng trời, ngỗng xám cổ trắng thì ngỗng sư tử cũng là một trong những giống ngỗng được nuôi phổ biến ở nước ta. Chúng ăn rất tạp, và được ví như những 'cỗ máy cắt cỏ'.

Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống ngỗng này được đưa vào nước ta từ rất lâu và đến nay nó gần như một giống ngỗng nội. Ở nước ta, ngỗng sư tử được nuôi phổ biến ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở tỉnh "Hà Tây" cũ nay là Hà Nội.

Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống ngỗng này được đưa vào nước ta từ rất lâu và đến nay nó gần như một giống ngỗng nội. Ở nước ta, ngỗng sư tử được nuôi phổ biến ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở tỉnh "Hà Tây" cũ nay là Hà Nội.

Ngỗng sư tử có bộ lông màu xám, mào màu đen, đầu to trông khá dữ tợn. Đây là giống ngỗng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Ngỗng sư tử có bộ lông màu xám, mào màu đen, đầu to trông khá dữ tợn. Đây là giống ngỗng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới.

Khi ngỗng trưởng thành, phần lông cổ mọc dày và xù ra, nhìn giống như bờm sư tử. Vì thế, chúng có tên gọi là “ngỗng sư tử”.

Khi ngỗng trưởng thành, phần lông cổ mọc dày và xù ra, nhìn giống như bờm sư tử. Vì thế, chúng có tên gọi là “ngỗng sư tử”.

Ngỗng sư tử trưởng thành có thể nặng tới 5 - 10kg. Ngỗng sư tử cái có thể đẻ từ 50 - 70 trứng/năm với quả trứng có kích thước lớn.

Ngỗng sư tử trưởng thành có thể nặng tới 5 - 10kg. Ngỗng sư tử cái có thể đẻ từ 50 - 70 trứng/năm với quả trứng có kích thước lớn.

Giống ngỗng sư tử này ăn tạp tất cả loại cỏ, từ cỏ non, cỏ già, cỏ dại và chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Vì vậy mà chúng được ví như những “cỗ máy cắt cỏ”.

Giống ngỗng sư tử này ăn tạp tất cả loại cỏ, từ cỏ non, cỏ già, cỏ dại và chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Vì vậy mà chúng được ví như những “cỗ máy cắt cỏ”.

Khả năng vặt cỏ của giống ngỗng sư tử này thậm chí còn tốt hơn cả loài bò.

Khả năng vặt cỏ của giống ngỗng sư tử này thậm chí còn tốt hơn cả loài bò.

Tại Trung Quốc, ngỗng sư tử có giá vô cùng đắt đỏ trong giới gia cầm. Do số lượng ngỗng sư tử không nhiều. Chúng hiện chỉ được nuôi rải rác ở khu vực Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Loại ngỗng này thích môi trường sống có nhiệt độ cao, nhưng khi nhiệt độ thấp thì tốc độ sinh trưởng của chúng sẽ chậm lại, thậm chí dễ bị bệnh và chết.

Tại Trung Quốc, ngỗng sư tử có giá vô cùng đắt đỏ trong giới gia cầm. Do số lượng ngỗng sư tử không nhiều. Chúng hiện chỉ được nuôi rải rác ở khu vực Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc). Loại ngỗng này thích môi trường sống có nhiệt độ cao, nhưng khi nhiệt độ thấp thì tốc độ sinh trưởng của chúng sẽ chậm lại, thậm chí dễ bị bệnh và chết.

Ở Việt Nam, ngỗng sư tử đã được nhập về nuôi từ lâu. Chúng được xem là giống ngỗng quý và được nằm trong danh sách các loài cần bảo tồn nguồn gen.

Ở Việt Nam, ngỗng sư tử đã được nhập về nuôi từ lâu. Chúng được xem là giống ngỗng quý và được nằm trong danh sách các loài cần bảo tồn nguồn gen.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-loai-ngong-menh-danh-co-may-cat-co-sieu-khung-post591937.antd