Khám phá ngôi đền 'tọa sơn hướng hải' nổi tiếng vùng Đông Bắc

Đền Cửa Ông (Quảng Ninh) không chỉ là di tích lịch sử ấn tượng mà còn thu hút du khách thập phương bởi cảnh đẹp hút hồn và sự linh thiêng bậc nhất vùng Đông Bắc.

 Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m, thuộc khu 9A, phường Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m, thuộc khu 9A, phường Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đền cách trung tâm thành phố Hạ Long 40km về phía Đông Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền cách trung tâm thành phố Hạ Long 40km về phía Đông Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Ngôi đền tọa lạc trên một ngọn núi trông ra vịnh Bái Tử Long, tạo thành thế 'Tọa sơn hướng hải.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngôi đền tọa lạc trên một ngọn núi trông ra vịnh Bái Tử Long, tạo thành thế 'Tọa sơn hướng hải.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Với sự kết hợp hài hòa giữa núi non, rừng và biển cả, nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Với sự kết hợp hài hòa giữa núi non, rừng và biển cả, nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần và cũng là nơi diễn ra Lễ hội đền Cửa Ông hằng năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần và cũng là nơi diễn ra Lễ hội đền Cửa Ông hằng năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đền Cửa Ông đã trải qua lịch sử hơn 700 năm, trước đây được xây dựng thành ba khu: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền Cửa Ông đã trải qua lịch sử hơn 700 năm, trước đây được xây dựng thành ba khu: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đền Hạ và Đền Trung đã bị bom Mỹ phá hủy toàn bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đền Hạ và Đền Trung đã bị bom Mỹ phá hủy toàn bộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Sau khi chiến tranh kết thúc, đền được trùng tu và phục dựng lại như bây giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Sau khi chiến tranh kết thúc, đền được trùng tu và phục dựng lại như bây giờ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Khu di tích Đền Thượng hiện nay gồm đền thờ Trần Quốc Tảng, đền thờ Thánh Mẫu, Lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khu di tích Đền Thượng hiện nay gồm đền thờ Trần Quốc Tảng, đền thờ Thánh Mẫu, Lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đền Hạ được xây lại trên nền đất cũ, mặt bằng rộng rãi. Đền có kết cấu chữ Nhị gồm ba gian bái đường, ba gian hậu cung. Nơi đây thờ Trung Thiên Long Mẫu là một vị thủy thần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền Hạ được xây lại trên nền đất cũ, mặt bằng rộng rãi. Đền có kết cấu chữ Nhị gồm ba gian bái đường, ba gian hậu cung. Nơi đây thờ Trung Thiên Long Mẫu là một vị thủy thần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Hưng Nhượng Đại Vương được suy tôn là Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong nghi thức hầu đồng thường thỉnh ông là: Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Hưng Nhượng Đại Vương được suy tôn là Đức Đệ Tam Phó Súy Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Tảng, còn trong nghi thức hầu đồng thường thỉnh ông là: Đức Ông Đệ Tam hay Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Vì vậy Đền Cửa Ông là Đền chính thờ Đức Ông Đệ Tam để tưởng nhớ công lao của Ngài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vì vậy Đền Cửa Ông là Đền chính thờ Đức Ông Đệ Tam để tưởng nhớ công lao của Ngài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng Tiết chế. Khi đó thờ Hoàng Cần, là người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong 'Khâm sai Đông Đạo Tiết chế'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng Tiết chế. Khi đó thờ Hoàng Cần, là người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong 'Khâm sai Đông Đạo Tiết chế'. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đền Cửa Ông Quảng Ninh không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật, văn hóa dân tộc đặc sắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đền Cửa Ông Quảng Ninh không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật, văn hóa dân tộc đặc sắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Du khách đến đây sẽ được trải qua một hành trình tham quan nơi thờ phụng tín ngưỡng đẹp bậc nhất tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Du khách đến đây sẽ được trải qua một hành trình tham quan nơi thờ phụng tín ngưỡng đẹp bậc nhất tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Lễ hội đền Cửa Ông của Quảng Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Lễ hội đền Cửa Ông của Quảng Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào cuối năm 2016. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đồng thời vào cuối năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đồng thời vào cuối năm 2017, đền Cửa Ông được Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Bên trái đền Thượng là đền Quan Châu. Bên phải là một ngôi chùa, thờ Thích Ca Mâu Ni cùng các chức sắc nhà Phật và thiên đình. Đặc biệt ở ngôi chùa này có thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bên trái đền Thượng là đền Quan Châu. Bên phải là một ngôi chùa, thờ Thích Ca Mâu Ni cùng các chức sắc nhà Phật và thiên đình. Đặc biệt ở ngôi chùa này có thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Không chỉ là nơi cúng bái tâm linh, hàng năm nơi đây còn tổ chức Lễ hội Đền Cửa Ông. Đây là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào ngày mùng 3/2 (Âm lịch). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Không chỉ là nơi cúng bái tâm linh, hàng năm nơi đây còn tổ chức Lễ hội Đền Cửa Ông. Đây là một trong những lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vào ngày mùng 3/2 (Âm lịch). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Khu vực Đền Thượng xây hình chữ Công với ba gian bái đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khu vực Đền Thượng xây hình chữ Công với ba gian bái đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Bên trong đền Thượng có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của nhà Trần. Có hơn 30 pho tượng lớn, nhỏ, được bố trí thành 10 hàng ngang. Trong đó, đã xác định rõ 23 pho tượng nhân thần có danh tính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bên trong đền Thượng có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của nhà Trần. Có hơn 30 pho tượng lớn, nhỏ, được bố trí thành 10 hàng ngang. Trong đó, đã xác định rõ 23 pho tượng nhân thần có danh tính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không quá cao, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ. Khung cảnh nơi đây tạo nên sự tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm…(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không quá cao, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ. Khung cảnh nơi đây tạo nên sự tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm…(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Khách du lịch tham gia lễ hội đền Cửa Ông không chỉ chìm đắm vào không gian linh thiêng, tôn vinh vị anh hùng có công lớn mà còn được chiêm ngưỡng cảnh quang non nước, biển trời kỳ thú. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Khách du lịch tham gia lễ hội đền Cửa Ông không chỉ chìm đắm vào không gian linh thiêng, tôn vinh vị anh hùng có công lớn mà còn được chiêm ngưỡng cảnh quang non nước, biển trời kỳ thú. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Phía sau đền Thượng là lăng Trần Quốc Tảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Phía sau đền Thượng là lăng Trần Quốc Tảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/kham-pha-ngoi-den-toa-son-huong-hai-noi-tieng-vung-dong-bac/668709.vnp