Khám phá 'tứ đại quốc khuyển' được in hình trên tem bưu chính VN

Ngày 11/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem bưu chính 'Chó'. Bộ tem này tập trung giới thiệu các giống chó được coi là 'tứ đại quốc khuyển' của Việt Nam.

Bộ tem do họa sỹ Nguyễn Du - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, gồm 4 mẫu với khuôn khổ 37 x 37mm. 4 giống “ tứ đại quốc khuyển” được giới thiệu trong bộ tem gồm: Chó Bắc Hà, Chó Sông Mã, Chó H’Mông cộc đuôi và Chó Phú Quốc. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Bộ tem do họa sỹ Nguyễn Du - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, gồm 4 mẫu với khuôn khổ 37 x 37mm. 4 giống “ tứ đại quốc khuyển” được giới thiệu trong bộ tem gồm: Chó Bắc Hà, Chó Sông Mã, Chó H’Mông cộc đuôi và Chó Phú Quốc. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

1. Chó Bắc Hà có kích cỡ trung bình, chúng sống ở những nơi có địa hình đồi núi, không gian rộng, được coi là một giống chó nguyên thủy của Việt Nam. Ảnh: Chợ Tốt.

1. Chó Bắc Hà có kích cỡ trung bình, chúng sống ở những nơi có địa hình đồi núi, không gian rộng, được coi là một giống chó nguyên thủy của Việt Nam. Ảnh: Chợ Tốt.

Giống chó này chủ yếu được người H’mông ở miền Bắc Việt Nam sử dụng làm chó săn và chó bảo vệ. Đặc biệt có nhiều ở huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Siêu Pet. Ảnh: Pinterest.

Giống chó này chủ yếu được người H’mông ở miền Bắc Việt Nam sử dụng làm chó săn và chó bảo vệ. Đặc biệt có nhiều ở huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Siêu Pet. Ảnh: Pinterest.

Hình nền mẫu tem "Chó Bắc Hà" thể hiện cảnh chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Hình nền mẫu tem "Chó Bắc Hà" thể hiện cảnh chợ phiên Bắc Hà, Lào Cai. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

2. Chó Sông Mã (hay còn gọi Chó Lài Sông Mã) là dòng chó săn cổ bản địa Việt Nam, có nguồn gốc thuần Việt từ hàng trăm năm qua. Ảnh: CHÓ LÀI SÔNG MÃ Facebook.

2. Chó Sông Mã (hay còn gọi Chó Lài Sông Mã) là dòng chó săn cổ bản địa Việt Nam, có nguồn gốc thuần Việt từ hàng trăm năm qua. Ảnh: CHÓ LÀI SÔNG MÃ Facebook.

Chúng có môi trường sống ở vùng cao trong một vài địa bàn hẹp ở vùng đất Lam Sơn (phía Tây, Thanh Hóa) dọc theo thượng nguồn sông Mã và một số bản làng xa xôi hẻo lánh vùng biên miền Bắc. Ảnh: Chó Lài sống mã Facebook.

Chúng có môi trường sống ở vùng cao trong một vài địa bàn hẹp ở vùng đất Lam Sơn (phía Tây, Thanh Hóa) dọc theo thượng nguồn sông Mã và một số bản làng xa xôi hẻo lánh vùng biên miền Bắc. Ảnh: Chó Lài sống mã Facebook.

Hình nền mẫu tem "Chó Sông Mã" là cảnh dòng sông Mã. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Hình nền mẫu tem "Chó Sông Mã" là cảnh dòng sông Mã. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

3. Chó H’mông cộc đuôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Hiện nay chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành (hiếm gặp ở Tây Nguyên). Ảnh: Bách Hóa Xanh.

3. Chó H’mông cộc đuôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bao gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Hiện nay chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành (hiếm gặp ở Tây Nguyên). Ảnh: Bách Hóa Xanh.

Giống chó này sống ở những nơi có địa hình phức tạp, không bằng phẳng như đồi núi, không gian nhỏ trong phạm vi rộng. Được con người nuôi sống cùng phục vụ việc trông nhà. Ảnh: Fago Pet.

Giống chó này sống ở những nơi có địa hình phức tạp, không bằng phẳng như đồi núi, không gian nhỏ trong phạm vi rộng. Được con người nuôi sống cùng phục vụ việc trông nhà. Ảnh: Fago Pet.

Hình nền mẫu tem "Chó H’mông cộc đuôi" là cảnh Núi Đôi, Quảng Bạ, Hà Giang. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Hình nền mẫu tem "Chó H’mông cộc đuôi" là cảnh Núi Đôi, Quảng Bạ, Hà Giang. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

4. Chó Phú Quốc có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và đã được đưa đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước (hiếm gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên). Ảnh: Quốc Lê.

4. Chó Phú Quốc có nguồn gốc từ đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và đã được đưa đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước (hiếm gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên). Ảnh: Quốc Lê.

Giống chó này sống ở vùng biển, có cấu tạo của bàn chân phù hợp cho việc di chuyển trên cát, đồng bằng và có khả năng đào hang. Chúng được con người nuôi để cùng phục vụ việc trông nhà, săn bắt cá. Ảnh: Quốc Lê.

Giống chó này sống ở vùng biển, có cấu tạo của bàn chân phù hợp cho việc di chuyển trên cát, đồng bằng và có khả năng đào hang. Chúng được con người nuôi để cùng phục vụ việc trông nhà, săn bắt cá. Ảnh: Quốc Lê.

Hình nền mẫu tem "Chó Phú Quốc" thể hiện cảnh bãi biển Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Hình nền mẫu tem "Chó Phú Quốc" thể hiện cảnh bãi biển Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kham-pha-tu-dai-quoc-khuyen-duoc-in-hinh-tren-tem-buu-chinh-vn-2040931.html