Khối ECOWAS đã thống nhất kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger?

Một cuộc can thiệp quân sự vào Niger sẽ nâng cao vị thế cho Khối ECOWAS, hay là dấu chấm hết dành cho liên minh này?

Cộng đồng kinh tế Tây Phi (Khối ECOWAS) có lực lượng vũ trang tập thể của riêng mình là ECOMOG nhiều khả năng chuẩn bị can thiệp vào Niger, nơi vừa diễn ra cuộc đảo chính quân sự.

Cộng đồng kinh tế Tây Phi (Khối ECOWAS) có lực lượng vũ trang tập thể của riêng mình là ECOMOG nhiều khả năng chuẩn bị can thiệp vào Niger, nơi vừa diễn ra cuộc đảo chính quân sự.

Điều này được hiểu qua tuyên bố vừa được đưa ra bởi Cao ủy phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS - ông Abdel-Fatau Musah.

Điều này được hiểu qua tuyên bố vừa được đưa ra bởi Cao ủy phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS - ông Abdel-Fatau Musah.

Theo quan chức này, lựa chọn quân sự không phải là ưu tiên hàng đầu, nhưng quan điểm không khoan nhượng của lực lượng đảo chính tại Niger không cho phép lựa chọn nào khác.

Theo quan chức này, lựa chọn quân sự không phải là ưu tiên hàng đầu, nhưng quan điểm không khoan nhượng của lực lượng đảo chính tại Niger không cho phép lựa chọn nào khác.

Các thành viên của tổ chức ECOWAS được cho là đã quyết định ngày tiến hành hoạt động can thiệp quân sự của các lực lượng ECOMOG, nhưng vì lý do bảo mật mà thông tin sẽ không được công khai.

Các thành viên của tổ chức ECOWAS được cho là đã quyết định ngày tiến hành hoạt động can thiệp quân sự của các lực lượng ECOMOG, nhưng vì lý do bảo mật mà thông tin sẽ không được công khai.

Ông Musah khẳng định rằng việc đưa quân vào Niger sẽ nhanh chóng và dứt khoát.

Ông Musah khẳng định rằng việc đưa quân vào Niger sẽ nhanh chóng và dứt khoát.

Chiến dịch quân sự nói trên nhằm mục đích khôi phục trật tự hiến pháp "bị xâm phạm" và ngay sau khi chính quyền hợp pháp được khôi phục, các đơn vị ECOMOG sẽ lập tức rời khỏi vùng đất Niger.

Chiến dịch quân sự nói trên nhằm mục đích khôi phục trật tự hiến pháp "bị xâm phạm" và ngay sau khi chính quyền hợp pháp được khôi phục, các đơn vị ECOMOG sẽ lập tức rời khỏi vùng đất Niger.

"Chúng tôi sẽ không tham gia vào các cuộc đối thoại bất tận và những cuộc đàm phán hòa bình vô ích", ông Musah khẳng định.

"Chúng tôi sẽ không tham gia vào các cuộc đối thoại bất tận và những cuộc đàm phán hòa bình vô ích", ông Musah khẳng định.

Theo tiết lộ, các tham mưu trưởng quân đội Tây Phi đã xây dựng một kế hoạch hành động chung. Bây giờ, những binh sĩ ECOMOG đang chờ lệnh tiến lên, dự kiến quy mô của lực lượng vào khoảng 25 nghìn quân.

Theo tiết lộ, các tham mưu trưởng quân đội Tây Phi đã xây dựng một kế hoạch hành động chung. Bây giờ, những binh sĩ ECOMOG đang chờ lệnh tiến lên, dự kiến quy mô của lực lượng vào khoảng 25 nghìn quân.

Trong lúc này, khi chiến tranh đã cận kề, liên tiếp xuất hiện những tiếng nói cảnh báo về hậu quả có thể xảy ra, đáng chú ý nhất là viễn cảnh Khối ECOWAS sẽ đối diện nguy cơ tan rã.

Trong lúc này, khi chiến tranh đã cận kề, liên tiếp xuất hiện những tiếng nói cảnh báo về hậu quả có thể xảy ra, đáng chú ý nhất là viễn cảnh Khối ECOWAS sẽ đối diện nguy cơ tan rã.

Một tổ chức chính trị tại Tây Phi mới đây đã đưa ra lời phản đối cuộc can thiệp quân sự vào Niger nhằm lập lại trật tự sau cuộc đảo chính, đó là Hiệp hội Lao động Nigeria (NLC).

Một tổ chức chính trị tại Tây Phi mới đây đã đưa ra lời phản đối cuộc can thiệp quân sự vào Niger nhằm lập lại trật tự sau cuộc đảo chính, đó là Hiệp hội Lao động Nigeria (NLC).

NLC đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị của Nigeria và những quốc gia khác thuộc Khối ECOWAS từ bỏ ý tưởng về một giải pháp quân sự cho vấn đề Niger, khi họ cho rằng nếu quyết định can thiệp được đưa ra, đây sẽ là dấu chấm hết cho ECOWAS.

NLC đã kêu gọi giới lãnh đạo chính trị của Nigeria và những quốc gia khác thuộc Khối ECOWAS từ bỏ ý tưởng về một giải pháp quân sự cho vấn đề Niger, khi họ cho rằng nếu quyết định can thiệp được đưa ra, đây sẽ là dấu chấm hết cho ECOWAS.

"Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng ECOWAS đã trở thành nạn nhân của các chính sách tiêu chuẩn kép và phân biệt đối xử. Trong một số trường hợp, Liên minh Kinh tế Tây Phi đã bỏ qua và thậm chí tôn vinh các cuộc đảo chính".

"Chúng tôi có mọi lý do để tin rằng ECOWAS đã trở thành nạn nhân của các chính sách tiêu chuẩn kép và phân biệt đối xử. Trong một số trường hợp, Liên minh Kinh tế Tây Phi đã bỏ qua và thậm chí tôn vinh các cuộc đảo chính".

"Mặc dù vậy trong những trường hợp khác, ECOWAS lại cố gắng tuyên bố sự cần thiết phải khôi phục trật tự hiến pháp (trường hợp của Niger)", Chủ tịch Hiệp hội Lao động Nigeria - ông Joe Ajaero nhấn mạnh.

"Mặc dù vậy trong những trường hợp khác, ECOWAS lại cố gắng tuyên bố sự cần thiết phải khôi phục trật tự hiến pháp (trường hợp của Niger)", Chủ tịch Hiệp hội Lao động Nigeria - ông Joe Ajaero nhấn mạnh.

Người đại diện của NLC nói thêm: "Khi mọi người nói về việc khôi phục trật tự hiến pháp, trên thực tế, đây là cách nói uyển chuyển cho chiến tranh, cuộc chiến với người bạn cũ của chúng ta, nước láng giềng hòa bình nhất - Niger".

Người đại diện của NLC nói thêm: "Khi mọi người nói về việc khôi phục trật tự hiến pháp, trên thực tế, đây là cách nói uyển chuyển cho chiến tranh, cuộc chiến với người bạn cũ của chúng ta, nước láng giềng hòa bình nhất - Niger".

"Chúng tôi phản đối một cuộc can thiệp quân sự, bởi vì ít nhất nó có thể gây mất ổn định ở phía Bắc Nigeria. Ở mức tối đa, những điều này sẽ mở đường cho Niger trở thành điểm nóng của sự bất ổn và sau đó lan sang một số quốc gia Tây Phi khác".

"Chúng tôi phản đối một cuộc can thiệp quân sự, bởi vì ít nhất nó có thể gây mất ổn định ở phía Bắc Nigeria. Ở mức tối đa, những điều này sẽ mở đường cho Niger trở thành điểm nóng của sự bất ổn và sau đó lan sang một số quốc gia Tây Phi khác".

Ông Ajaero cảnh báo các quốc gia ECOWAS sẽ phải đối mặt với chiến tranh trên lãnh thổ của họ, đồng thời nhắc lại không phải tất cả các nước Tây Phi đều ủng hộ việc can thiệp vào Niger, ví dụ như Guinea, Burkina Faso và Mali đã đưa ra quan điểm phản đối.

Ông Ajaero cảnh báo các quốc gia ECOWAS sẽ phải đối mặt với chiến tranh trên lãnh thổ của họ, đồng thời nhắc lại không phải tất cả các nước Tây Phi đều ủng hộ việc can thiệp vào Niger, ví dụ như Guinea, Burkina Faso và Mali đã đưa ra quan điểm phản đối.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/khoi-ecowas-da-thong-nhat-ke-hoach-can-thiep-quan-su-vao-niger-post549310.antd