Ký ức của chiến sĩ Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc

Góp sức vào tuyến vận tải huyền thoại đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, cách đây 53 năm, hơn 500 nữ thanh niên của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) đã xung phong lên đường nhập ngũ và lấy tên là Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc. Họ là những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Thế hệ nữ thanh niên thời ấy là những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi đã mạnh mẽ, kiên cường đi qua khói bom lửa đạn, bước qua lằn ranh sự sống và cái chết với niềm tin sắt đá: sẽ có một ngày đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.

Đã quá nửa thế kỷ và tự cho mình là may mắn hơn các đồng đội, bà Đồng Thị Mai - TNXP đường Hồ Chí Minh vẫn còn nhớ như in những ngày tháng viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Khi đó, bà là nữ dân quân của địa phương và gia đình đã có anh trai đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam, nên bà Mai thuộc diện miễn gọi nhập ngũ. Thế nhưng với quyết tâm và sự quyết đoán, bà đã thuyết phục được lãnh đạo địa phương, gia đình để cho nhập ngũ vào Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc.

Những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Những nữ thanh niên đầu tiên của miền Bắc được chi viện cho tuyến vận tải huyết mạch đường Trường Sơn để phục vụ cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, hơn 500 cô gái thanh niên xung phong của Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc lên đường bổ sung cho Sư đoàn 472, Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đóng quân tại Mường Phìn, Savanakhet thuộc nước bạn Lào. Mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau như: hậu cần, văn thư, bảo mật thông tin, tổng đài, quân bưu, tăng gia, giữ kho cho đến đào đất lấp hố bom, phá đá nổ mìn đảm bảo giao thông được thông suốt.

Là địa bàn chiến lược của tuyến vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam, các nữ chiến sĩ thanh niên xung phong của Tiểu đoàn Trưng Trắc luôn thể hiện quyết tâm cao độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhớ lại những năm tháng đó, bà Nguyễn Thị Thịnh, cựu TNXP đường Trường Sơn chia sẻ, khi đó, chiến tranh rất ác liệt, tất cả các trọng điểm của bộ đội ta đóng quân địch đều rình rập hàng ngày để ném bom. Có những hôm, địch ném bom vào buổi đêm, trên cao nguyên, đơn vị trực tổng đài và chạy đường dây của bà phải thường xuyên túc trực có mặt để xử lý kịp thời những hư hỏng về đường dây, giao thông ngay khi địch vừa thả bom xong, khói mù mịt.

Những TNXP Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc luôn mặt để xử lý kịp thời những hư hỏng về đường dây, giao thông ngay khi địch vừa thả bom xong, khói mù mịt.

Những TNXP Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc luôn mặt để xử lý kịp thời những hư hỏng về đường dây, giao thông ngay khi địch vừa thả bom xong, khói mù mịt.

Dù phải dãi nắng, dầm mưa, phải chịu những trận sốt rét kéo dài, cuộc sống thiếu thốn và bom đạn luôn đe dọa tính mạng, nhưng các nữ chiến sĩ luôn giữ vững ý chí kiên cường, bất khuất.

Bà Nguyễn Thị Thanh, cựu TNXP đường Trường Sơn chia sẻ, trên đường hành quân, là con gái, những TNXP trong Tiểu đội của bà cũng có những lúc yếu lòng, khóc là chuyện bình thường, nhưng rồi họ lại động viên nhau rằng mình tự xung phong đi, có ai bắt mình đâu. Khóc một chút cho vơi nỗi khổ đi rồi họ lại cùng nhau tiếp bước, leo núi, trèo đèo, lội suối, bao nhiêu gian khổ mà tuổi 17, 18 mà thế rồi cũng vượt qua hết.

Đã có nhiều cô gái tuổi mười tám đôi mươi đã ngã xuống trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn. Họ xứng đáng là những anh hùng của Tiểu đoàn Trưng Trắc - Tiểu đoàn đầu tiên ở miền Bắc và duy nhất được mang tên người nữ anh hùng dân tộc - Trưng Trắc.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/ky-uc-cua-chien-si-tieu-doan-nu-trung-trac-238367.htm