Lạm phát Mỹ hạ nhiệt trong tháng 10
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, CPI lõi - không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,3% so với tháng 9.
Trước đó, các chuyên gia đều dự báo chỉ số lạm phát vẫn sẽ quanh mức 8%. Cụ thể, theo dự báo trung bình của 52 nhà kinh tế do Bloomberg khảo sát, họ dự đoán lạm phát sẽ ở mức 7,9% so với tháng 10 năm ngoái. Các ngân hàng lớn như Citigroup, Deutsche Bank, JP Morgan Chase và Wells Fargo cũng đưa ra những dự báo tương tự.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 10 vừa được công bố cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt với tốc độ nhanh hơn dự báo. Diễn biến này đang thúc đẩy kỳ vọng về việc lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ đang dần giảm tốc và tạo điều kiện cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chậm lại trong lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, loại trừ thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và 6.3% so với cùng kỳ, thấp hơn mức dự báo tương ứng 0.5% và 6.5%.
Đà giảm 2.4% của giá phương tiện di chuyển góp phần kéo giảm lạm phát. Giá quần áo giảm 0.7% và dịch vụ chăm sóc y tế giảm 0.6%.
Thị trường phản ứng rất tích cực với báo cáo việc làm, trong đó hợp đồng tương lai Dow Jones tăng hơn 800 điểm. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm mạnh, với lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm 22 điểm cơ bản xuống 4.41%.
Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát là diễn biến đáng hoan nghênh
Michael Arone, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại State Street Global Advisors
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư vẫn không nên tự tin thái quá, khi mà còn "pha quay xe" yếu tố trái chiều có thể tác động tới các chỉ số và tình thế vẫn còn có thể bị đảo ngược theo chiều hướng xấu đi.
Thực tế, ngay cả khi đã hạ nhiệt, lạm phát Mỹ vẫn cao hơn mục tiêu 2% của FED và một số lĩnh vực trong báo cáo cho thấy chi phí sinh hoạt vẫn ở mức cao.
Hiện tại, tỷ lệ lạm phát cao vẫn tiếp tục gây áp lực cho các hộ gia đình và cả nền kinh tế Mỹ nói chung. Mức giá cao đã khiến tiền lương bị ảnh hưởng và nhiều người phải thắt lưng buộc bụng hoặc dựa vào khoản tiết kiệm, thẻ tín dụng để tiếp tục chi tiêu.
Chi phí nhà ở - chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng CPI, đã tăng 0,8% trong tháng trước - mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 1990 và tăng 6,9% so với tháng trước, cao nhất tính theo năm kể từ năm 1982. Ngoài ra, giá nhiên liệu cũng tăng 19,8% trong tháng 10 và tăng 68,5% so với năm ngoái. Chỉ số giá thực phẩm tăng 0,6% vào tháng 10 và 10,9% tính theo năm, trong khi giá năng lượng tăng lần lượt là 1,8% và 17,6%.
Giá tiêu dùng dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng trong năm tới, dù một số nhà kinh tế dự báo lộ trình kiềm chế lạm phát của FED sẽ gây ra suy thoái kinh tế và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Nguồn: Tổng hợp