Lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh, sân chùa không còn chỗ trống

Tối 4/2 (tức 14 tháng Giêng) tại Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) diễn ra đại lễ cầu an đầu năm Quý Mão 2023. Hàng trăm người dân ngồi chật kín khuôn viên chùa chờ sư thầy làm lễ.

Chùa Phúc Khánh hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Khoảng hơn chục năm gần đây, cứ vào dịp đầu năm, chùa Phúc Khánh lại tổ chức lễ cầu an để cầu nguyện quốc thái dân an nên thu hút hàng ngàn du khách, phật tử đến hành lễ.

Chùa Phúc Khánh hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Hậu Lê. Khoảng hơn chục năm gần đây, cứ vào dịp đầu năm, chùa Phúc Khánh lại tổ chức lễ cầu an để cầu nguyện quốc thái dân an nên thu hút hàng ngàn du khách, phật tử đến hành lễ.

Tối 4/2, tức 14 tháng Giêng, tại Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) diễn ra đại lễ cầu an đầu năm Quý Mão 2023.

Tối 4/2, tức 14 tháng Giêng, tại Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) diễn ra đại lễ cầu an đầu năm Quý Mão 2023.

Hằng năm cứ vào dịp này, khuôn viên chùa Phúc Khánh lại chật kín người về làm lễ.

Hằng năm cứ vào dịp này, khuôn viên chùa Phúc Khánh lại chật kín người về làm lễ.

Người dân đổ về chùa Phúc Khánh tham dự lễ cầu an đầu năm.

Người dân đổ về chùa Phúc Khánh tham dự lễ cầu an đầu năm.

Tại chùa, rất đông phật tử đến làm lễ, thế nhưng không xảy ra tình trạng chen lẫn như những năm trước.

Tại chùa, rất đông phật tử đến làm lễ, thế nhưng không xảy ra tình trạng chen lẫn như những năm trước.

Để tránh việc người dân chen lấn, ngồi tràn lan ra lòng đường, năm nay nhà chùa tổ chức làm lễ cầu an từ mùng 6 đến hết tháng Giêng.

Để tránh việc người dân chen lấn, ngồi tràn lan ra lòng đường, năm nay nhà chùa tổ chức làm lễ cầu an từ mùng 6 đến hết tháng Giêng.

Bên trong khuôn viên chùa, du khách cũng như các phật tử đều được hướng dẫn ngồi theo hàng để đảm bảo trật tự tại khu vực làm lễ.

Bên trong khuôn viên chùa, du khách cũng như các phật tử đều được hướng dẫn ngồi theo hàng để đảm bảo trật tự tại khu vực làm lễ.

Lực lượng công an địa phương cũng được cắt cử để hướng dẫn người dân giữ gìn an ninh trật tự khi buổi lễ diễn ra.

Lực lượng công an địa phương cũng được cắt cử để hướng dẫn người dân giữ gìn an ninh trật tự khi buổi lễ diễn ra.

Bên ngoài chùa đều có lực lượng chức năng của 2 phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở thường xuyên làm nhiệm vụ hướng dẫn, phân luồng nên tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Bên ngoài chùa đều có lực lượng chức năng của 2 phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở thường xuyên làm nhiệm vụ hướng dẫn, phân luồng nên tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Trong khuôn viên của Tổ đình đã chật kín, không còn chỗ trống.

Trong khuôn viên của Tổ đình đã chật kín, không còn chỗ trống.

Gốc cây...

Gốc cây...

...lối đi đều được trưng dụng để làm chỗ ngồi.

...lối đi đều được trưng dụng để làm chỗ ngồi.

Đúng 19h, sư thầy bắt đầu làm lễ nhưng nhiều người dân đã đến từ sớm vì lo sợ hết chỗ, tuy nhiên do lễ cầu an năm nay được chia thành nhiều ngày nên không ghi nhận tình trạng quá tải người.

Đúng 19h, sư thầy bắt đầu làm lễ nhưng nhiều người dân đã đến từ sớm vì lo sợ hết chỗ, tuy nhiên do lễ cầu an năm nay được chia thành nhiều ngày nên không ghi nhận tình trạng quá tải người.

Ông Phạm Văn Xiêm, Tập thể Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội đã tham gia lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh hơn 10 năm và năm nay là năm ông cảm thấy thư thái.

Ông Phạm Văn Xiêm, Tập thể Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội đã tham gia lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh hơn 10 năm và năm nay là năm ông cảm thấy thư thái.

“Những năm trước đi lễ cầu an với giải hạn ở đây vất vả lắm. Nhân dân phải ngồi tận ra ngoài đường cái nếu đi muộn. Năm nay vắng hẳn. Tôi cũng tưởng như mọi năm nên phải đi sớm nhưng bây giờ sát giờ hành lễ rồi vẫn vắng. Lễ cầu an và giải hạn là đăng ký riêng. Năm nay lúc đăng ký cầu an cho hai ông bà thì họ chỉ bảo tùy tâm bỏ hòm công đức, không quy định giá bao nhiêu”, ông Xiêm biết.

“Những năm trước đi lễ cầu an với giải hạn ở đây vất vả lắm. Nhân dân phải ngồi tận ra ngoài đường cái nếu đi muộn. Năm nay vắng hẳn. Tôi cũng tưởng như mọi năm nên phải đi sớm nhưng bây giờ sát giờ hành lễ rồi vẫn vắng. Lễ cầu an và giải hạn là đăng ký riêng. Năm nay lúc đăng ký cầu an cho hai ông bà thì họ chỉ bảo tùy tâm bỏ hòm công đức, không quy định giá bao nhiêu”, ông Xiêm biết.

Bà Hồ Thị Kim Hoa ở phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Năm nay vắng vẻ và trật tự hơn hẳn. Đông đúc quá rất là mệt. Mọi năm tôi phải đến sớm trước 1-2 giờ mà còn không được ngồi trong sân, phải ra đường ngồi. Sắp xếp chia ngày thế này rất hợp lý, đi lễ là phải thư thái. Nếu chỉ cầu an thì cả nhà là 150.000 đồng, còn ai sao xấu đăng ký thêm là 150.000 đồng/sao nữa”.

Bà Hồ Thị Kim Hoa ở phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Năm nay vắng vẻ và trật tự hơn hẳn. Đông đúc quá rất là mệt. Mọi năm tôi phải đến sớm trước 1-2 giờ mà còn không được ngồi trong sân, phải ra đường ngồi. Sắp xếp chia ngày thế này rất hợp lý, đi lễ là phải thư thái. Nếu chỉ cầu an thì cả nhà là 150.000 đồng, còn ai sao xấu đăng ký thêm là 150.000 đồng/sao nữa”.

Từ người trẻ tới người già đều kính cẩn chắp tay hành lễ theo tiếng tụng kinh gõ mõ của sư thầy.

Từ người trẻ tới người già đều kính cẩn chắp tay hành lễ theo tiếng tụng kinh gõ mõ của sư thầy.

Theo quan niệm dân gian, mỗi người trong năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Nếu gặp sao xấu thì nên làm lễ dâng sao giải hạn, cầu mong giảm nhẹ vận hạn gặp phải trong năm mới. Tuy nhiên, điều này từng được chính các chuyên gia Phật học và chức sắc Giáo hội Phật giáo phủ nhận./.

Theo quan niệm dân gian, mỗi người trong năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Nếu gặp sao xấu thì nên làm lễ dâng sao giải hạn, cầu mong giảm nhẹ vận hạn gặp phải trong năm mới. Tuy nhiên, điều này từng được chính các chuyên gia Phật học và chức sắc Giáo hội Phật giáo phủ nhận./.

Hà Anh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/le-cau-an-tai-chua-phuc-khanh-san-chua-khong-con-cho-trong-post999776.vov