Lenovo đang quay trở lại với vai trò là nhà hỗ trợ chính cho máy tính để bàn Linux.
Lenovo đang quay trở lại với vai trò là nhà hỗ trợ chính cho máy tính để bàn Linux.
Vào những năm 2000, nếu người dùng muốn sử dụng hệ điều hành Linux cho một máy tính xách tay thì sự lựa chọn tốt nhất của họ chắc chắn là dùng máy tính của hãng IBM, tiếp theo là Lenovo ThinkPad.
Năm 2008, Lenovo quyết định không hỗ trợ Linux trên máy tính để bàn. Kể từ đó, đã có rất nhiều thay đổi công nghệ bao gồm việc Lenovo quay lại hỗ trợ Linux hoàn toàn; sau đó, do một số biến cố, Lenovo lại khước từ Linux vào năm 2016. Tuy nhiên, đến bây giờ Lenovo đã quay lại hỗ trợ máy tính để bàn Linux. Lenovo đang chuyển sang chứng nhận và hỗ trợ cho các bản phân phối Linux hàng đầu như: Unbutu và RadHat. Lenovo không chỉ chứng nhận máy tính để bàn và máy xách tay cao cấp mà công ty cũng sẽ tải trước toàn bộ danh mục máy trạm ThinkStation và ThinkPad P Series với tập đoàn RedHat Enterprise Linux (RHEL) và hỗ trợ dài hạn Ubuntu (LTS). Sở dĩ Lenovo có bước đi táo bạo như vậy là do đã có hơn 250 triệu máy tính được bán ra mỗi năm và có khoảng 7,2 triệu người dùng đang sử dụng các máy tính đó để chạy Linux.
Bên cạnh RHEL và Unbuntu, Lenovo cũng hợp tác với Fedora để cung cấp chương trình thử nghiệm với hình ảnh Fedora được tải sẵn trên ThinkPad P53 và hệ thống P1 Gen2. Việc tải trước Linux của Lenovo đã làm giảm độ phức tạp của người dùng cuối và làm đơn giản hóa việc quản lý trong toàn tổ chức.
Dự án được chứng nhận về dòng máy tính của Lenovo sẽ có sẵn, hoàn toàn có thể tùy chỉnh và định cấu hình để đặt hàng từ tháng 6. Chúng sẽ được tung ra vào mùa hè bắt đầu với các máy trạm di động ThinkPad P Series. Hơn nữa, Lenovo cũng sẽ hỗ trợ toàn bộ hệ thống web, các diễn đàn Linux và các hướng dẫn về cấu hình.