Lơ lửng bóng ma lạm phát

Thế giới chưa từng xảy ra đợt suy thoái lớn nào trong lịch sử. Thực tế đó có thể sẽ bị lung lay và gây nhiều quan ngại khi giới phân tích và các nhà đầu tư dự đoán rằng năm 2024 sẽ có thêm một đợt suy thoái kinh tế nữa, dù không lớn. Trong bối cảnh thế giới bất ổn như hiện nay, rất khó để dự báo chính xác điều gì, nhưng nỗ lực đẩy lùi bóng ma lạm phát là điều mà các nền kinh tế đang hướng tới.

Trung Quốc “truyền cảm hứng”

Viễn cảnh lạm phát của nền kinh tế thế giới đã và đang đặt ra thách thức lớn. Thực trạng trong vài năm trở lại đây đã cho thấy lạm phát có thể ảnh hưởng nặng nề đến tổng thể nền kinh tế, ít nhất là lạm phát toàn phần. Thế giới đang chứng kiến cuộc tranh luận sôi nổi về kiểm soát lạm phát, trong đó một số doanh nhân có uy tín và giàu kinh nghiệm bày tỏ nghi ngờ về nhận định rằng các ngân hàng trung ương đã kiểm soát được vấn đề.

Chủ tịch FED Jerome Powell trong cuộc họp báo ngày 13/12/2023 đưa ra tín hiệu sẽ 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Chủ tịch FED Jerome Powell trong cuộc họp báo ngày 13/12/2023 đưa ra tín hiệu sẽ 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Dữ liệu về giá tiêu dùng mới nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Mỹ và Anh cho thấy có một số thông tin đáng khích lệ về xu hướng lạm phát chung, song lạm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và lương thực dễ biến động) vẫn cao hơn mức mục tiêu mà các ngân hàng trung ương đề ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc với vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như không phải đối mặt với vấn đề này.

Dữ liệu giá tiêu dùng gần đây nhất cho thấy Trung Quốc đang trải qua tình trạng giảm phát với chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi trong tháng 11 vừa qua đã giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đã có thời điểm nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang truyền áp lực giảm phát đến phần còn lại của thế giới, chủ yếu thông qua xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất với chi phí thấp và thị phần ngày càng lớn ở thị trường nước ngoài. Nếu xét đến yếu tố thời điểm thì những lo ngại về lạm phát hiện nay có thể không quá lớn, song “quá khứ huy hoàng” đó dường như đã không còn tồn tại nữa.

Quy mô thách thức kinh tế nội tại của Trung Quốc (bao gồm cả giảm phát) là một vấn đề lớn cần được đánh giá riêng. Cùng với những vấn đề mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt và dựa trên kinh nghiệm tương tự ở các quốc gia khác, có thể nhận định rằng những khó khăn của thị trường Trung Quốc sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, một quan điểm ít bi quan hơn là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được vấn đề nhờ có những trường hợp tương tự trước đó cũng như những cảnh báo mà nhiều nhà bình luận đã đưa ra.

Ngoài các yếu tố nội tại kể trên của Trung Quốc, cũng cần quan tâm đến xu hướng giá cả hàng hóa toàn cầu, trong đó nhu cầu của Trung Quốc được cho là sẽ vẫn có ảnh hưởng lớn. Rõ ràng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là nguồn truyền cảm hứng…

Những “đốm sáng”

Thông tin về tình hình kinh tế đến cuối năm 2024 ở mức khả quan hơn nhiều so với kỳ vọng và cho thấy lạm phát chung ở nhiều quốc gia có thể giảm thêm ngay trong những tháng đầu năm 2024. Mặc dù xung đột quân sự Israel-Hamas và Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine vẫn chưa có hồi kết, song giá dầu thô thế giới vẫn duy trì ở mức thấp đã khiến nhiều nhà phân tích không khỏi ngạc nhiên, kể cả khi một số người biết rõ rằng thị trường này luôn “rất khó dự đoán”. Đó là những yếu tố khả quan, cho thấy “bóng ma” lạm phát đang bị đẩy lùi.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền tệ đã suy giảm mạnh ở nhiều nền kinh tế lớn nên nếu kết hợp với xu hướng giá cả hàng hóa hiện nay sẽ góp phần trấn an tâm lý thị trường. Mặc dù từ lâu không có ai khác ngoài những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhiệt tình nhất tuyên bố nguồn cung tiền luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, song thực tế đã chỉ ra rằng nếu tăng trưởng tiền tệ tăng tốc triệt để (như đã xảy ra vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 ở Mỹ), thì lạm phát có thể gia tăng.

Phù hợp với xu hướng hàng hóa và tiền tệ hiện nay là các thước đo gần đây về kỳ vọng lạm phát ở các quốc gia chủ chốt đã mang lại sự yên tâm nhất định. Kết quả khảo sát mới nhất của Đại học Michigan (Mỹ) về triển vọng tiêu dùng 5 năm vừa công bố cho thấy có sự giảm mạnh (từ mức 3,2% xuống còn 2,8% của tháng 11/2023) và ở mức tối thiểu không có mức tăng bền vững hoặc “không neo” trong thời gian dài kỳ vọng.

Ngoài ra cần theo dõi phản ứng của các ngân hàng trung ương. Trong hướng dẫn mới nhất dành cho thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra dự báo rằng lãi suất sẽ giảm 75 điểm cơ bản vào năm 2024. Các ngân hàng trung ương khác (đặc biệt là ở châu Âu) chủ trương không để việc cắt giảm lãi suất trong năm 2024 tác động thời thị trường tài chính. Trong bối cảnh lạm phát cơ bản vẫn cao hơn mức mục tiêu, tiền lương thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) ngày càng tăng và không có bằng chứng rõ ràng về tăng trưởng năng suất, ngân hàng trung ương các nước chắc chắn sẽ không muốn cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một khi tiếp tục cố gắng gây ảnh hưởng đến thị trường bằng những định hướng và tuyên bố công khai, các ngân hàng trung ương này cũng sẽ phải chấp nhận thực tế là thị trường có thể có tác động ngược trở lại.

Cuối cùng, vấn đề tăng lương vẫn được xem là “biến số” quan trọng. Ở một số nước, đặc biệt là Vương quốc Anh, tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng cuối cùng đã nhanh hơn so với dự báo. Theo bản năng, các nhà hoạch định chính sách sẽ lo ngại xu hướng này gây ra “vòng xoáy tiền lương” như được đề cập trong sách vở. Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt hơn nếu mức tăng lương thực tế gần đây được chứng minh bằng sự tái cân bằng lợi nhuận tài chính và lợi nhuận được kỳ vọng của tăng trưởng năng suất dương. Chính vì vậy, năm 2024 cận kề kỳ vọng sẽ mang một luồng gió mới cho nền kinh tế thế giới.

Phan Anh

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/lo-lung-bong-ma-lam-phat-i718259/