Lời đồn linh thiêng phía sau cây cổ thụ nổi tiếng nhất Cần Thơ

Cây cổ thụ ấn tượng này gắn liền với giai thoại ly kỳ về Bà Thượng Động Cố Hỉ, được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tọa lạc ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, Giàn Gừa là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô. Nơi đây có một cây gừa 150 tuổi, phát triển thành giàn lớn nên người dân trong vùng gọi là Giàn Gừa.

Tọa lạc ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, Giàn Gừa là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của vùng đất Tây Đô. Nơi đây có một cây gừa 150 tuổi, phát triển thành giàn lớn nên người dân trong vùng gọi là Giàn Gừa.

Cây cổ thụ ấn tượng này gắn liền với giai thoại ly kỳ về Bà Thượng Động Cố Hỉ, được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1875, khi ông Cả dẫn đầu một đoàn người ở khu vực sông Tiền đến nơi đây khai hoang.

Cây cổ thụ ấn tượng này gắn liền với giai thoại ly kỳ về Bà Thượng Động Cố Hỉ, được người dân địa phương lưu truyền qua nhiều thế hệ. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1875, khi ông Cả dẫn đầu một đoàn người ở khu vực sông Tiền đến nơi đây khai hoang.

Khi đó, nơi đây đã có một cây gừa cổ thụ. Một hôm nọ, ở đây xảy ra trận hỏa hoạn lớn khiến cây gừa và nhừ cửa bị thiêu rụi. Sau đó dịch bệnh hoành hành, khiến ông Cả và nhiều người khác trong làng qua đời.

Khi đó, nơi đây đã có một cây gừa cổ thụ. Một hôm nọ, ở đây xảy ra trận hỏa hoạn lớn khiến cây gừa và nhừ cửa bị thiêu rụi. Sau đó dịch bệnh hoành hành, khiến ông Cả và nhiều người khác trong làng qua đời.

Lúc bấy giờ, ở Châu Đốc, An Giang có ông Bảy làm nghề bốc thuốc rất giỏi được người dân mời về chữa bệnh. Ông Bảy không những chữa khỏi bệnh mà còn khuyên người dân nên trồng lại cây gừa.

Lúc bấy giờ, ở Châu Đốc, An Giang có ông Bảy làm nghề bốc thuốc rất giỏi được người dân mời về chữa bệnh. Ông Bảy không những chữa khỏi bệnh mà còn khuyên người dân nên trồng lại cây gừa.

Ông nói rằng cây gừa vừa bị thiêu rụi ở đây rất linh thiêng. Giàn gừa ấy được Bà Thượng Động Cố Hỉ ngự trị, cây bị cháy khiến Bà không có chỗ để về nên Bà nổi giận, trừng phạt dân làng.

Ông nói rằng cây gừa vừa bị thiêu rụi ở đây rất linh thiêng. Giàn gừa ấy được Bà Thượng Động Cố Hỉ ngự trị, cây bị cháy khiến Bà không có chỗ để về nên Bà nổi giận, trừng phạt dân làng.

Nghe lời ông Bảy, người dân đã trồng lại cây gừa. Kỳ lạ thay, dịch bệnh tai ương trong làng từ đó cũng biến mất. Về sau, con cháu dòng họ lớn nhất trong làng đã lập một ngôi miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ bên gốc gừa.

Nghe lời ông Bảy, người dân đã trồng lại cây gừa. Kỳ lạ thay, dịch bệnh tai ương trong làng từ đó cũng biến mất. Về sau, con cháu dòng họ lớn nhất trong làng đã lập một ngôi miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ bên gốc gừa.

Từ đó, ngôi miếu trở thành sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương. Khách thập phương nghe tiếng lành đồn xa cũng ghé đến để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, thuận lợi. Cây gừa cũng phát triển theo thời gian, tạo thành giàn lớn.

Từ đó, ngôi miếu trở thành sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương. Khách thập phương nghe tiếng lành đồn xa cũng ghé đến để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, thuận lợi. Cây gừa cũng phát triển theo thời gian, tạo thành giàn lớn.

Ngày nay, lễ hội cúng bà Thượng Động Cố Hỉ diễn ra thường niên ở Giàn Gừa vào ngày 27 và 28-2 âm lịch. Lễ hội mang đặc thù văn hóa tâm linh của người dân Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Ngày nay, lễ hội cúng bà Thượng Động Cố Hỉ diễn ra thường niên ở Giàn Gừa vào ngày 27 và 28-2 âm lịch. Lễ hội mang đặc thù văn hóa tâm linh của người dân Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, cây gừa vẫn tươi tốt, tán cây đã bao phủ cả khu di tích hơn 3.000 m2. Đây có thể là cây tự nhiên có tán rộng nhất Việt Nam hiện nay.

Sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, cây gừa vẫn tươi tốt, tán cây đã bao phủ cả khu di tích hơn 3.000 m2. Đây có thể là cây tự nhiên có tán rộng nhất Việt Nam hiện nay.

Vào năm 2013, cây gừa cổ thụ ở Giàn Gừa đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Vào năm 2013, cây gừa cổ thụ ở Giàn Gừa đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loi-don-linh-thieng-phia-sau-cay-co-thu-noi-tieng-nhat-can-tho-1770563.html