Lương của thái giám trong cung nhà Thanh là bao nhiêu?
Khi xem phim Trung Quốc, khán giả rất quen thuộc với hình ảnh các thái giám nhưng ít người biết thu nhập đáng kinh ngạc của họ.
Thái giám và cung nữ là những người "giúp việc" đặc biệt trong hoàng cung. Vậy thái giám xuất hiện từ khi nào?
A
Từ khi có chế độ quân chủ
B
Từ thời nhà Thanh
C
Từ thời nhà Tần
D
Từ thời nhà Tây Chu
Theo lịch sử Trung Quốc, từ thời Tây Chu bắt đầu xuất hiện những người đàn ông "tịnh thân" được đưa vào hầu hạ trong cung vua. Những người này khi đó được gọi là: Tử nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần.
Công việc chính của họ trong cung là: Truyền lệnh của nhà vua đến các quan, canh gác hậu cung, quét dọn phòng ốc, liên lạc giữa nhà vua với các cung phi... Tuy nhiên, từ "thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông Lý Trị, tức năm 662.
Chế độ thái giám được phát triển hoàn thiện nhất vào thời nhà Thanh. Vậy mức lương mà họ nhận được ra sao?
A
Không có lương, trong cung đã nuôi ăn nuôi mặc rồi.
B
Mức lương tượng trưng, không đáng kể
C
Có cơ chế lương thưởng đãi ngộ đàng hoàng
Trên thực tế cơ chế lương thưởng, đãi ngộ của thái giám được thay đổi tùy theo sự hưng thịnh của mỗi triều đại. Và ở triều Thanh khi chế độ quân chủ phát triển rực rỡ nhất, chế độ lương thưởng của thái giám nói chung cũng cao hơn hẳn so với các triều đại khác.
Theo lịch sử, thái giám tổng quản có mức lương mỗi tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Đối với thái giám thông thường thì con số này ở mức 2 lượng bạc và 2 đấu gạo.
Vào thời nhà Thanh, 1 lượng bạc tương đương khoảng 500 NDT (gần 1,8 triệu đồng), mỗi đấu gạo xấp xỉ 15 tệ (gần 54 nghìn đồng). Dựa theo đó có thể quy đổi: Thái giám tổng quản nhà Thanh sẽ có mức lương là 4120 NDT (gần 14,8 triệu đồng) mỗi tháng, thái giám bình thường sẽ nhận được khoảng 1030 NDT (hơn 3,7 triệu đồng).
Mức lương của thái giám không quá cao nhưng vẫn có những thái giám sống xa xỉ không kém vua chúa. Họ lấy thu nhập từ đâu?
A
Từ lương thôi vì đã được "bao" ăn ở nên không chi tới lương thì sẽ giàu
B
Thái giám cũng có người xuất thân giàu có nên được hưởng sự sung túc từ gia tộc
C
Từ những khoản thưởng hoặc "đút lót" từ quan lại, cung phi
Mức lương của thái giám không quá cao, tuy nhiên với những người đảm nhiệm chức vụ thủ lĩnh thái giám hoặc tổng quản thái giám họ sẽ thường xuyên kiếm được những khoản thu nhập "ngoài luồng".
Khi làm tốt công việc thái giám thường sẽ nhận được một khoản thưởng nhỏ. Việc được hầu cận nhà vua, thái hậu hay cung phi sẽ khiến họ có thêm uy thế và có cơ hội giúp đỡ quan lại nếu muốn thăm dò "thánh ý" từ đó được thêm một khoản thu nhập không hề nhỏ.
Đặc biệt, chỉ tính riêng việc giúp vua truyền chỉ cho quan lại, cung phi cũng khiến các thái giám có thêm bổng lộc. Cụ thể, vào thời nhà Thanh theo ghi chép lịch sử, số tiền quan lại "hiếu kính" với thái giám khi đến truyền chỉ có khi lên tới 400-500 lượng bạc. Do vậy, chỉ nhờ vào việc đọc thánh chỉ, các thái giám có thể thu về ít nhất 20000 NDT (hơn 718 triệu đồng).
Trong phim "Hậu cung Như Ý truyện", thái giám Lý Ngọc tặng của hồi môn cho một cung nữ mà anh ta yêu mến 50 mẫu đất ở ngoại thành. Trên các diễn đàn phim ảnh, khán giả tính toán theo giá đất của Bắc Kinh khoảng 50.000 NDT/m2 thì giá trị 50 mẫu đất lên đến 1,6 tỷ NDT (hơn 5,7 nghìn tỷ đồng).
D
Do trộm vặt trong cung rồi đem bán nên giàu
Ai là thái giám nổi tiếng, quyền lực nhất thời nhà Thanh?
A
Ngụy Trung Hiền
B
Lý Liên Anh
Vì là người kề cận vua và thái hậu nên những vị thái giám có tư duy sắc bén, biết cách lấy lòng chủ tử sẽ dễ dàng can thiệp vào chuyện triều chính. Thậm chí, trong lịch sử từng có nhiều thái giám thâu tóm quyền lực trở thành "Cửu thiên tuế", "Nhị thánh" với tầm ảnh hưởng không hề thua kém nhà vua.
Tuy nhiên, ở thời nhà Thanh do rút kinh nghiệm từ việc quản lý thái giám ở nhà Minh nên hiện tượng thái giám chuyên quyền không còn nhiều. Dù vậy, khi Từ Hy thái hậu nắm quyền, bà cũng nâng đỡ 1 thái giám lên tới địa vị cực cao, đó là Lý Liên Anh.
Nhờ thâm niên phụng sự 4 đời vua lại lắm mưu nhiều kế, Lý Liên Anh trở thành thái giám duy nhất từng được phong quan nhị phẩm.
C
Triệu Cao
D
Lý Liên Kiệt
Từ thời Khang Hi, khi vào cung thái giám thường bị đổi tên, lý do là gì?
A
Tránh phạm húy với chủ tử
B
Để chủ tử dễ nhớ tên
C
Vì nhà vua muốn nhắc nhở về chuyện thái giám làm loạn triều chính
Sau thời Khang Hi, quyền lực của các thái giám bị giảm sút khá nhiều vì nhà vua khi đó đã chán ghét chuyện bị hoạn quan thao túng triều chính.Thời Khang Hi, thái giám đều bị đổi thành họ Tần, Triệu, Cao với mục đích nhắc nhở tới bài học về sự việc “Triệu Cao loạn Tần” năm xưa. Thời Càn Long, thái giám đều bị đổi thành họ Vương nhưng không có tên, nhằm tránh sự câu kết giữa quan viên và thái giám.
D
Đổi tên để thể hiện sự trung thành
Nguồn VTC: https://vtc.vn/luong-cua-thai-giam-trong-cung-nha-thanh-la-bao-nhieu-ar771344.html