Mái Đá Điều - Di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại xã Hạ Trung

Được phát hiện năm 1984, đến năm 2005 Mái Đá Điều (thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước) được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận Di tích khảo cổ học. Tại đây các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật, thu được nhiều hiện vật quý hiếm.

Trong các năm 1986 - 1989, đánh giá tầm quan trọng của di tích Mái Đá Điều, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá, gồm công cụ kiểu văn hóa Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với 4 công cụ bằng xương thú.

Trong các năm 1986 - 1989, đánh giá tầm quan trọng của di tích Mái Đá Điều, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 3 lần. Kết quả thu được hàng ngàn hiện vật đá, gồm công cụ kiểu văn hóa Sơn Vi, bàn nghiền... và nhiều nhất là mảnh tước, với 4 công cụ bằng xương thú.

Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có 1 mộ song táng, có 2 bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hóa Sơn Vi.

Ðặc biệt, tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có 1 mộ song táng, có 2 bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hóa Sơn Vi.

Người vượn đã sinh sống ở hang Mái Đá Ðiều, các cư dân nguyên thủy sống trong các hang: Thung Khú (thuộc làng Man), hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hóa Hòa Bình, thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước.

Người vượn đã sinh sống ở hang Mái Đá Ðiều, các cư dân nguyên thủy sống trong các hang: Thung Khú (thuộc làng Man), hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hóa Hòa Bình, thuộc xã Hạ Trung, huyện Bá Thước.

Năm 1989, các hang làng Tráng I, II, III (xã Lâm Xa, huyện Bá Thước) được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật thu được ở các di chỉ này là các công cụ bằng đá (rìu ngắn, công cụ ¼ viên cuội, công cụ có rìa lưỡi ngang) được xác định là công cụ của chủ nhân văn hóa Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hóa Haà Bình.

Năm 1989, các hang làng Tráng I, II, III (xã Lâm Xa, huyện Bá Thước) được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật thu được ở các di chỉ này là các công cụ bằng đá (rìu ngắn, công cụ ¼ viên cuội, công cụ có rìa lưỡi ngang) được xác định là công cụ của chủ nhân văn hóa Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hóa Haà Bình.

Hiện nay, Mái Đá Điều đang được chính quyền và người dân chung tay bảo vệ. Hàng rào được xây dựng nhằm xác định khu vực và bảo vệ di tích khảo cổ học này.

Hiện nay, Mái Đá Điều đang được chính quyền và người dân chung tay bảo vệ. Hàng rào được xây dựng nhằm xác định khu vực và bảo vệ di tích khảo cổ học này.

Trung Lê - CTV

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/van-hoa/mai-da-dieu-di-chi-khao-co-noi-tieng-tai-xa-ha-trung/25816.htm