Máy cày tay đêm ngày bám ruộng

Trải qua những tháng mùa mưa, ruộng đồng ngập nước, nông dân phải thuê máy cày tay (còn gọi là máy cày càng hay máy cày tiểu) cày đồng. Trên nhiều cánh đồng, máy cày tay hoạt động cả ngày lẫn đêm để kịp mùa vụ.

Máy cày tay gắn bánh lồng phù hợp với ruộng sình ngập nước. Ảnh: LÊ TRÂM

Máy cày tay gắn bánh lồng phù hợp với ruộng sình ngập nước. Ảnh: LÊ TRÂM

Máy cày đại, cày trung bánh cao su to nên khi di chuyển moi hầm moi hố trên đồng. Còn máy cày tay bánh lồng nhỏ gọn, dễ dàng trườn qua bờ ruộng, bờ mương. Ngoài giàn xới đất, máy cày tay còn bừa kéo láng.

Chy đua cày đng

Đi trên đường bê tông xuyên qua cánh đồng Đại Phú, Nho Lâm (xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa), đâu đâu cũng thấy những chiếc máy cày tay lội ruộng cày, bừa. Anh Nguyễn Văn Thắng điều khiển máy cày vào bờ tiếp nhiên liệu cho hay: Nhiều năm qua, nông dân địa phương đã cơ giới hóa đồng ruộng, dùng cày máy thay cho trâu bò và dùng máy gặt thay cho gặt tay. Vụ đông xuân ruộng đồng ngập nước, khi cày lần 1, nông dân dùng máy cày tiểu cho gọn nhẹ, không để lại hầm hố lúc di chuyển. Cày lần 2 vẫn tiếp tục dùng máy cày tay bừa kéo láng trước khi sạ. Còn vụ hè thu cày đất khô thì dùng máy cày đại hoặc cày trung.

Trên các cánh đồng xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), máy cày tay dàn hàng ngang cày theo từng cặp. “Mỗi khi đến vụ chuẩn bị gieo sạ lúa, HTX tổ chức họp các chủ máy cày rồi chia ra cày theo từng cánh đồng. Thường cứ 2 chủ máy nhận cày chung gọi là cày cặp.

Vùng này sạ lúa theo kiểu cuốn chiếu nên cày cặp rồi bừa cho nhanh để kịp thoát nước và xuống giống. Không chỉ ban ngày, lúc cày lần 2 cũng như bừa kéo láng máy cày hoạt động cả ban đêm. Nếu chậm, khi xung quanh ruộng người ta đã gieo sạ xong thì máy cày không có đường vào”, anh Phạm Thanh Thông, chủ máy cày ở xã Hòa Trị cho hay.

Cũng theo anh Thông, cày máy theo từng cặp còn hỗ trợ nhau nếu gặp ruộng sình. Khi thu hoạch lúa hè thu máy gặt chạy bằng bánh xích cua gấp trở đầu nhiều lần để lại hầm hố trên ruộng, máy cày tay thường bị lún ở những chỗ này. Khi đó, chiếc này sẽ hỗ trợ cho chiếc kia “thoát hiểm”.

Nhiu công năng

Theo nhiều người có kinh nghiệm, máy cày tay điều khiển bằng hai càng và có ghế ngồi phía sau. Vì lúc cày hay bị xóc và lún sình nên đa số chủ máy đều tháo bỏ ghế, khi cày thì máy chạy trước người theo sau. Người đi cày cả ngày lội ruộng, tối về bước chân không lên khỏi mặt đất.

Gần đây nhiều người chế ra bánh lết, họ gắn miếng sắt hay tấm gỗ vào phía sau giàn xới của máy cày tay. Khi máy cày, người điều khiển đứng một chân lên đó cho bớt mỏi, đến chỗ nào bị lún thì bước xuống nhanh gọn, để khỏi bị đùn đất.

Thường máy cày đại mới gắn giàn chảo xới đất. Nhưng gần đây nhiều người có sáng kiến gắn một chảo vào máy cày tiểu để cày đường bìa cho sát bờ sát góc. Còn khi bừa đất, họ lấy tấm ván dài gắn phía sau, có chui (cáng) để kéo đất từ chỗ cao sang chỗ thấp.

Trên các cánh đồng của huyện Tây Hòa từ thị trấn Phú Thứ đến xã Hòa Đồng rồi qua Hòa Mỹ Tây, nhiều người còn cho máy cày tay đội dù, tủ bạt che nắng mưa. Anh Nguyễn Văn Kiên ở xã Hòa Mỹ Tây cho biết: Đội dù, tủ bạt cho máy cày cũng là để che mưa che nắng cho người đi cày. Kết thúc mùa cày ruộng, tháo bánh lồng, lắp bánh cao su cho nó rồi lên rẫy cày đất trồng sắn, trồng mía...

Còn anh Trần Văn Lan, một người nhiều năm gắn bó với máy cày tay ở xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân, chia sẻ: Trước đây, tôi sắm máy cày để làm công, đến mùa đong lúa. Từ sáng sớm cày đến trưa, ăn cơm ngay trên bờ ruộng rồi tiếp tục cày cho đến chiều tối. Máy cày tay có mặt trên tất cả các cánh đồng trong tỉnh, đồng hành cùng bà con nông dân đã trên dưới 20 năm. Trước đó, ruộng đồng chủ yếu được cày bằng bò. 1 sào đất cày bò 2 con lật đất cục đúng một buổi, khi máy cày hoạt động xới đất thì không quá 1 tiếng đồng hồ.

Vùng này sạ lúa theo kiểu cuốn chiếu nên cày cặp rồi bừa cho nhanh để kịp thoát nước và xuống giống. Không chỉ ban ngày, lúc cày lần 2 cũng như bừa kéo láng máy cày hoạt động luôn cả ban đêm. Nếu chậm, khi xung quanh ruộng người ta đã gieo sạ xong thì máy cày không có đường vào.

Anh Phạm Thanh Thông ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa

MNH LÊ TRÂM

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/141/312003/may-cay-tay-dem-ngay-bam-ruong.html